Việc xây dựng chiến thuật ở sân 11 người như thế nào cho hiệu quả là điều không hề đơn giản. Dưới đây, HT Sport sẽ giới thiệu với bạn 7 đội hình thi đấu phổ biến ở sân 11 người. Đây đều là những sơ đồ chiến thuật được ứng dụng rộng rãi. Từ đó, mang lại nhiều lợi ích trong thi đấu.

Mục lục bài viết

1. Sơ đồ chiến thuật 4-3-3

Đây là sơ đồ thi đấu được sử dụng nhiều, phổ biến bậc nhất trên sân cỏ. Trong sơ đồ này, đội bóng sẽ có 4 hậu vệ, 3 tiền vệ và 3 tiền đạo. Người còn lại trong sơ đồ này chính là thủ môn.

Ưu điểm

Trong mô hình thi đấu này, 3 tiền vệ với 2 tiền vệ cánh chính là khắc tinh của những đòn tấn công nguy hiểm ở khu vực đường biên. Đặc biệt, họ cũng có thể hỗ trợ rất đắc lực trong việc tấn công và ghi bàn.

1 Sơ đồ Chiến Thuật 4 3 3
Sơ đồ chiến thuật 4-3-3

Trong những trường hợp cần thiết, có vấn đề đột biến, tiền vệ cũng có thể nhanh chóng lùi về. Từ đó, cùng với hậu vệ thực hiện việc phòng thủ một cách hiệu quả nhất trong các trận bóng đá.

Nhược điểm

Chiến thuật này có mang lại hiệu quả trong thi đấu hay không phụ thuộc rất nhiều vào 3 tiền vệ. Nếu như tiền vệ, tiền đạo chơi không hay, việc thi đấu sẽ không tốt. Thậm chí, có thể dẫn tới khả năng thua trận một cách nhanh chóng.

2. Chiến thuật đá với sơ đồ 4-4-2: 1 trong 7 đội hình thi đấu phổ biến ở sân 11 người

Trong chiến thuật này, đội bóng sẽ có 4 hậu vệ, 4 tiền vệ và 2 tiền đạo trên sân thi đấu. Cùng xem những ưu nhược điểm của sơ đồ này nhé!

Ưu điểm

Ưu điểm khi thi đấu chính là việc tấn công biên rất hiệu quả. Mỗi cánh trên sân sẽ có 2 cầu thủ đảm nhiệm theo dõi trận đấu. Cự ly sắp xếp giữa các vị trí được xem là hợp lý. Nó có khả năng phá vỡ thế trận do đối phương tạo ra một cách nhanh chóng.

7 đội hình thi đấu ở sân 11 người phổ biến
Sơ đồ chiến thuật 4-4-2

Nhược điểm của 1 trong 7 đội hình thi đấu phổ biến ở sân 11 người này

Trong chiến thuật này, áp lực thi đấu – thắng thua đè nặng lên vai tiền vệ. Họ vừa chịu trách nhiệm tấn công, vừa phải tham gia phòng thủ. Còn phần trung lộ của đội hình này yếu và dễ bị phá vỡ. Hiện tại, nó không còn được sử dụng nhiều trong thi đấu thực.

Xem thêm những thông tin thú vị khác:

3. Sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1

Đây là sơ đồ thi đấu với 4 hậu vệ, 2 tiền vệ và hàng công gồm 3 người hỗ trợ và 1 tiền đạo giữ vai trò chủ chốt.

Ưu điểm

Ưu điểm lớn nhất của sơ đồ chiến thuật này chính là có nhiều cầu thủ hoạt động ở khu vực giữa sân. Nhờ đó, khu vực trung lộ trở nên mạnh và khó bị đánh bại hơn. 3 cầu thủ chịu trách nhiệm hộ công sẽ hoạt động tích cực và hiệu quả nhất trên phần sân đối phương. Từ đó, tạo ra nhiều cơ hội ghi bàn cho tiền đạo của đội bóng.

3 Sơ đồ Chiến Thuật 4 2 3 1
Sơ đồ chiến thuật 4-2-3-1

Nhược điểm

Sơ đồ chiến thuật này chỉ áp dụng được nếu các cầu thủ trong đội đều có kỹ thuật, thể lực tốt. Ngoài ra, 3 cầu thủ hộ công và tiền đạo chính đều phải linh hoạt. Bởi họ có trách nhiệm vừa tham gia hộ công vừa hỗ trợ phòng thủ trong các tình huống thi đấu.

4. Sơ đồ chiến thuật 3-5-2: 1 trong 7 đội hình thi đấu phổ biến ở sân 11 người

Sơ đồ này tập trung vào hàng tiền vệ của đội khi dành tới 5 vị trí trên sân cho tiền vệ. Số lượng hậu vệ là 3, còn số tiền đạo ghi bàn là 2 người.

Ưu điểm

Đội hình này có ưu điểm lớn nhất khi tạo được thế cân bằng hoàn hảo giữa đội hình tấn công và phòng thủ. 5 tiền vệ ở tuyến giữa sẽ thực hiện hỗ trợ cho 3 hậu vệ phía sau. Mặt khác, trong thời gian tấn công thì tổng số người tham gia vào việc đó có thể lên tới 7 người. Từ đó, tạo được sức ép cực lớn lên khung thành, hàng phòng vệ của đối phương.

7 đội hình thi đấu ở sân 11 người phổ biến
Sơ đồ chiến thuật 3-5-2

Nhược điểm

Sơ đồ này chỉ hiệu quả nếu tất cả các thành viên có tính kỷ luật và gắn kết cao. Chỉ khi đó đội hình mới hoạt động một cách hoàn hảo. Đây là điều không phải đội bóng nào cũng sở hữu và thực hiện được.

5. Sơ đồ 4-5-1

TRong sơ đồ này, số người tham gia trong hàng hậu về là 4 người. Còn 5 người làm tiền vệ và 1 tiền đạo chơi ở phần sân cao nhất.

Ưu điểm của 1 trong 7 đội hình thi đấu phổ biến ở sân 11 người này

Khi sử dụng chiến thuật này, đội bóng có khả năng kiểm soát bóng cũng như thế trận cao. Sơ đồ này cũng được xem là rất linh hoạt khi dễ dàng biến đổi thành sơ đồ 4-3-3, 4-6-0 để đảm bảo phù hợp với tình hình của trận đấu.

Điểm yếu

5 Sơ đồ 4 5 1
Sơ đồ chiến thuạt 4-5-1

Tiền đạo cắm ở phần sân đối phương là điểm yếu nhất của sơ đồ này. Nếu bị chia cắt, tách rời khỏi tuyến giữa thì tiền đạo phải chịu sức ép rất lớn. Lúc này, việc ghi bàn lên khung thành đối phương trở nên xa vời hơn.

6. Sơ đồ 4-4-1-1: 7 đội hình thi đấu phổ biến ở sân 11 người

Đây là đội hình bao gồm 4 hậu vệ, 4 tiền đạo, 1 hộ công và 1 tiền đạo. Đội hình này cho phép hàng tiền đạo có sự linh hoạt hơn trong hoạt động nhờ 1 hộ công. Người này có thể thay đổi nhanh chóng vị trí đá để thành đội hình 4-2-3-1 hay 4-2-2.

6 Sơ đồ 4 4 1 1
Sơ đồ chiến thuật 4-4-1-1

Tuy nhiên, đội hình này chỉ phù hợp nếu người hộ công có kỹ thuật tốt, tốc độ di chuyển nhanh chóng. Chỉ khi đó họ mới đủ sức kiến tạo nên những bàn thắng hoặc tham gia làm bàn.

7. Đội hình thi đấu 5-3-2

Đây là đội hình vừa đảm bảo tấn công, vừa đảm bảo phòng vệ hiệu quả. Có thể coi đây là đội hình công thủ toàn diện. Trên sân sẽ có 5 hậu vệ, 3 tiền vệ và 2 tiền đạo.

Sơ đồ này cho phép có sự thay đổi, biến chuyển nhanh chóng giữa phòng ngự và tấn công. Từ đó, mang tới những lợi ích không nhỏ trong việc thích ứng với trận đấu.

7 đội hình thi đấu ở sân 11 người phổ biến
Đội hình thi dấu 5-3-2

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về 7 đội hình thi đấu phổ biến ở sân 11 người. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ với HT Sport. Là đơn vị chuyên kinh doanh giày đá banh giá rẻ, quần áo đá bóng, các chuyên viên của chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm. Nhờ đó, mọi người có thể dễ dàng tư vấn cho bạn theo cách tốt nhất.

Liên hệ: