Giãn dây chằng là một trong những chấn thương thường gặp khi chơi bóng, thể thao. Những dấu hiệu bị giãn dây chằng sẽ giúp bạn nhận biết tình trạng cơ thể nhanh nhất để xử lý một cách hiệu quả. Dưới đây, hãy cùng với HT Sport tìm hiểu về điều đó. Những thông tin này sẽ giúp bạn bảo vệ mình tốt nhất đấy.

Mục lục bài viết

Giãn dây chằng là gì?

Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm giãn dây chằng để nhận biết những dấu hiệu sớm nhất của cơ thể nhé.

Khái niệm giãn dây chằng

Dây chằng chính là các cơ bao quanh những khớp xương của chúng ta. Chúng có nhiệm vụ cố định đầu khớp, đồng thời bảo vệ đầu khớp khỏi những tác động ngoại lực.

Gian Day Chang Vai
Giãn dây chằng là một chấn thương thường gặp

Giãn dây chằng là hiện tượng dây chằng nối giữa 2 khớp xương bị căng, kéo giãn ra quá mức. Nó gây đau đớn, sưng khớp ở vùng tương ứng. Thậm chí có thể khiến người bị giãn dây  chằng còn có thể gặp nhiều khó khăn hoặc không thể đi lại.

Giãn dây chằng thường xảy ra ở khu vực nào?

Bất kỳ dây chằng nào ở cơ thể cũng có thể bị giãn khi chịu lực tác động. Những vùng thường xuyên gặp tình trạng này nhất là đầu gối, cổ chân, cột sống, tay, vai, mông, thắt lưng và cổ.

Giãn dây chằng không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp cần thiết để điều trị. Nếu không, nó có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, thoái hóa khớp…

Gian Day Chang Cot Song
Có rất nhiều vị trí trên cơ thể có thể gặp phải chấn thương này

Xem thêm những bài viết hấp dẫn trong cùng chuyên mục:

Những dấu hiệu bị giãn dây chằng dễ nhận biết nhất

Rất nhiều người không nhận ra mình bị giãn dây chằng. Điều này dẫn đến việc điều trị không được thực hiện kịp thời và gây nên nhiều vấn đề khó khăn. Dưới đây là những triệu chứng, dấu hiệu cơ bản nhất giúp bạn nhận biết tình trạng này. Cùng xem nhé.

Sưng – phù nề

Khi một dây chằng bị giãn, chấn thương, bạn có thể bị chảy máu bên trong các khớp có liên quan. Từ đó, dẫn đến tình trạng sưng đầu gối. Mức độ sưng ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của thương tích là bao nhiêu.

Yếu khu vực giãn dây chằng

Khi dây chằng bị giãn, các khớp cũng bị tổn thương. Tùy mức độ tổn thương mà khu vực đó bị ảnh hưởng nhiều hay ít. Bạn có thể không cử động được, thấy đau đớn và yếu ớt ở khu vực đó.

Bầm tím – dấu hiệu bị giãn dây chằng

Gian Day Chang Goi
Bầm tím là một dấu hiệu rõ ràng bị giãn dây chằng

Tình trạng xuất hiện các vết bầm tím không phải một dấu hiệu thường gặp khi bị giãn dây chằng. tuy nhiên, nếu bạn thấy bầm tím kèm theo những dấu hiệu kể trên, đó chính là vấn đề đáng lo ngại. Khả năng bạn bị giãn dây chằng rất cao.

Đau đớn

Đây chính là dấu hiệu bị giãn dây chằng rõ rệt và thường thấy nhất. Nếu sau va chạm hay bị tác động ngoại lực, tùy vào mức độ tổn thương dây chằng mà mức độ đau đớn có thể khác nhau.

Cứng khu vực tổn thương

Khi dây chằng bị rách, bạn có thể bị suy giảm khả năng vận động một cách nghiêm trọng. Đặc biệt, khu vực xung quanh dây chằng còn có thể xuất hiện tình trạng co thắt cơ, bị cứng cơ vô cùng khó chịu.

Những nguyên nhân phổ biến nhất gây giãn dây chằng

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số nguyên nhân gây giãn dây chằng. Bạn sẽ nhận biết nguy cơ để phòng tránh chúng một cách hiệu quả hơn đấy:

  • Dây chằng thường gặp do tác động ngoại lực mạnh, bất ngờ vào vùng cơ thể tương ứng.
  • CÁc dây chằng đầu gối, tay, chân thường bị tổn thương trong trường hợp đang hoạt động thể lực mạnh. Phổ biến nhất là khi mọi người đang đá bóng, chơi bóng rổ…
  • Khi bị tai nạn, các tác động xấu trong tình huống va chạm cũng làm nguy cơ bị giãn dây chằng tăng cao.

Làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ bị giãn dây chằng?

Nếu bạn đang lo lắng có thể bị giãn dây chằng, hãy chú ý những lưu ý dưới đây. Chúng sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ bị giãn dây chằng tới mức tối đa đấy.

So Cuu
Nguyên nhân dẫn đến giãn dây chằng rất đa dạng
  • Tuân thủ đúng kỹ thuật được đề ra khi tập luyện thể dục.
  • Khởi động kỹ càng trước khi chơi bất kỳ bộ môn thể thao nào.
  • Tập luyện điều đó với mức độ phù hợp với thể trạng của mình để tránh quá sức. Khi đó, nguy cơ gặp chấn thương sẽ cao hơn nhiều.
  • Tốt nhất khi tập luyện những động tác nặng, bạn nên có những biện pháp cần thiết để bảo vệ gối, chân tay bằng những dụng cụ hỗ trợ.
  • Không nên thay đổi động tác hay tư thế của bất kỳ bài tập luyện nào một cách đột ngột hay không có người hướng dẫn.

Cách giải quyết khi bị giãn dây chằng

Dù có nghiêm túc và chú ý như thế nào khi tập luyện, nguy cơ gặp phải chấn thương dây chằng vẫn có. khi gặp tình huống này, bạn nên nhanh chóng chườm lạnh bằng túi chườm để giảm đau, hạn chế chảy máu. Sau đó nghỉ ngơi tại chỗ cho đến khi có điều kiện di chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Lời kết

Dung Cu Bao Ve Goi
Hãy lựa chọn những dụng cụ bảo vệ phù hợp để hạn chế nguy cơ giãn dây chằng nhé

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những dấu hiệu cơ bản nhất của tình trạng giãn dây chằng. Nếu bạn cần giày đá bóng hay dụng cụ tập luyện bóng đá để bảo vệ dây chằng, hãy đến ngay với chúng tôi. Là đơn vị chuyên nghiệp trong lĩnh vực cung cấp và tư vấn đồ bóng đá, HT Sport sẽ giúp bạn có được những lời khuyên hữu ích nhất đấy.

Liên hệ: