Bạn là người thường xuyên tập Gym và chơi thể thao. Tuy nhiên trong thời gian tập luyện bị căng cơ chân và chưa biết phải làm thế nào? Đây là vấn đề khiến nhiều người phiền não vì chưa tìm ra cách giải quyết hiệu quả nhất. Vậy bị căng cơ chân nên làm gì? Trong bài viết sau HTSport sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho quý bạn đọc cùng tham khảo.

Mục lục bài viết

Căng cơ chân là như thế nào? 

Một tổn thương các cơ ở phía sau của chân chính là căng cơ bắp chân. Nhóm cơ này kéo dài từ đầu gối đến mắt cá chân hợp thành gân gót hay nhiều người hay gọi là gân asin nằm ở phần dưới của chân.

Bi Cang Co Chan Nen Lam Gi La Ton Thuong Thuong Gap O Nhung Nguoi Luyen Tap The Thao 1
Bị căng cơ chân nên làm gì là tổn thương thường gặp ở những người luyện tập thể thao

Phần cơ bắp chân được cấu thành từ ba cơ chính là: 2 cơ bụng chân và cơ dép. Tình trạng căng cơ bắp chân là một chấn thương do căng cơ hai bụng chân. Nếu cơ bị kéo dài quá mức nó sẽ bị căng. Tình trạng căng cơ ít nghiêm trọng thì cơ sẽ rơi ra khỏi quỹ đạo bình thường.

Những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ bị xé sợi cơ và thậm chí có thể gây ra rách cơ hoàn toàn. Khi bị căng cơ bắp chân thường xuất hiện sự rách nhỏ ở một số sợi cơ, nhưng các mô cơ vẫn còn nguyên vẹn. 

Những triệu chứng thường gặp khi bị căng cơ bắp chân

Khi bị căng cơ cấp tính có thể rất đau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích. Tình trạng căng cơ bắp chân được phân loại cụ thể như sau: 

  • Căng cơ bắp chân mức 1: Lúc này bạn sẽ bị khó chịu nhẹ, đây là tình trạng tàn tật tối thiểu. Bạn chỉ bị ảnh hưởng đến hoạt động ở mức tối thiểu hoặc không hạn chế hoạt động
  • Căng cơ mức 2: Trường hợp này bạn sẽ hơi khó chịu khi đi bộ, và hạn chế các hoạt động, chẳng hạn như chạy và nhảy. Có thể chân bạn sẽ bị sưng tấy và bầm tím
  • Căng cơ mức 3: Bạn bị thương tích nặng có thể dẫn đến mất khả năng đi lại. Bạn sẽ gặp tình trạng co thắt cơ, sưng và đau dữ dội

Độ tuổi thường bị căng cơ bắp chân sẽ rơi vào độ tuổi từ 30 đến 50. Những bệnh nhân bị căng cơ bắp chân sẽ xuất hiện cơn đau đột ngột, nhói ở phần sau của chân. Tuy nhiên, phần bị tổn thương phổ biến nhất là giữa cơ hai bụng nằm ở phía trong của phần sau chân. 

Dau Moi O Phan Bap La Trieu Chung Bi Cang Co Chan 2
Đau mỏi tại phần bắp là triệu chứng bị căng cơ chân

Bị căng cơ chân nên làm gì? 

Bạn đã biết bị căng cơ chân làm gì để giảm thiểu được tình trạng đau đớn và nhanh phục hồi? Sau đây là những điều bạn nên và không nên làm khi bị căng cơ chân: 

Việc nên làm khi bị căng cơ chân

Nếu bạn cảm nhận thấy dấu hiệu bị căng cơ chân hãy dừng hoạt động của mình. Sau đó bạn hãy lấy túi đá lạnh chườm lên vùng đau nhức. Bởi vì khi bạn chườm đá sẽ giảm lượng máu lưu thông đến vết thương và giảm sưng tấy và đau nhức.

Tuy nhiên, bạn không nên chườm đá vùng bị chảy máu và trầy sẽ càng khiến tổn thương trở nên nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn gặp tình trạng nặng hơn khi bị căng cơ chân nên làm gì? Hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ và có biện pháp điều trị kịp thời và chính xác.

Xem thêm>> 

Không nên làm gì khi bị căng cơ chân? 

Bạn đã biết bị căng cơ chân nên làm gì? Vậy những điều không nên làm là như thế nào? Sau đây là những việc bạn không nên làm khi bị căng cơ chân: 

  • Bôi dầu nóng hoặc dùng rượu xoa bóp lên vùng đang bị đau nhức sẽ khiến dây chằng mất tính đàn hồi và chấn thương lâu bình phục hơn
  • Không nên vận động trong khoảng 1-2 ngày đầu tiên và hạn chế vận động cường độ mạnh trong 2 tuần tiếp theo
Bi Cang Co Chan Nen Lam Gi Chinh Xac La Khong Nen Van Dong Manh 3
Bị căng cơ chân nên làm gì chính xác là không nên vận động mạnh

 Phương pháp điều trị khi bị căng cơ chân

Có thể bạn chưa biết bị căng cơ chân nên làm gì? Những phương pháp điều trị căng cơ chân như thế nào? Bạn hãy tham khảo những cách điều trị căng cơ chân hiệu quả sau đây: 

Nghỉ ngơi hợp lý 

Bạn hãy nghỉ ngơi để các cơ bị tổn thương được lành lại. Bạn chỉ nên thực hiện những vận động phù hợp với khả năng của mình. Khi đó bạn sẽ tránh được các triệu chứng nghiêm trọng hơn. 

Hãy kéo căng cơ bắp chân

Phương pháp kéo căng nhẹ bắp chân rất hiệu quả khi bị căng cơ. Tuy nhiên bạn không nên kéo căng quá mức sẽ gây hại và làm chậm quá trình lành bệnh. Nếu bị căng cơ chân thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ một số cách kéo dãn bắp để được phục hồi nhanh hơn. 

Chườm đá lạnh khi bị căng cơ chân

Bạn hãy chườm đá vào khu vực bị thương trong 48 giờ đầu sau khi hoạt động. Khi bạn chườm đá lạnh sẽ giúp làm dịu phản ứng viêm và hạn chế lưu lượng máu đến khu vực tổn thương. 

Sử dụng biện pháp áp nhiệt

Bạn hãy làm ấm nhẹ nhàng để nới lỏng cơ bắp trước khi hoạt động. Việc chườm nóng vào bắp chân sẽ làm các cơ được kéo dãn hơn. Tuy nhiên bạn hãy nhớ làm ấm trước và chườm lạnh sau. 

Uống thuốc chống viêm

Nếu bạn không biết bị căng cơ chân nên làm gì? Thì bạn hãy sơ cứu ngay và sau đó đến gặp bác sĩ để tìm ra phương pháp giải quyết tốt nhất. Ngoài những cách điều trị thông thường thì thuốc kháng viêm là một phần không thể thiếu. Bởi vì thuốc kháng viêm sẽ giúp phần tổn thương sẽ nhanh được phục hồi. 

Áp dụng biện pháp vật lý trị liệu

Bị căng cơ chân nên làm gì khá được quan tâm? Đây là thắc mắc của không ít người khi gặp phải tình trạng này. Hiện nay, ngoài những phương pháp điều trị bằng thuốc, nghỉ ngơi.. thì vật lý trị liệu cũng rất hiệu quả.

Khi áp dụng các biện pháp này sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn những tổn thương ở cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định cách làm phù hợp với tình trạng của mình.

Tien Hanh Vat Ly Tri Lieu Khi Bi Cang Co 4
Tiến hành vật lý trị liệu khi bị căng cơ

Bạn đã biết bị căng cơ chân nên làm gì sau khi tham khảo nội dung bài viết trên. Hãy áp dụng những phương pháp luyện tập phù hợp để tránh được tình trạng căng cơ chân. Vì vậy bạn hãy liên hệ với HT Sport để có được những dụng cụ tập luyện hiệu quả nhất. 

Thông tin liên hệ: