Chấn thương khớp háng khá thường gặp ở người chơi thể thao. Đặc biệt là với những người chơi bóng đá. Trong bài viết này, HT Sport sẽ giúp bạn tìm hiểu về chấn thương này cùng những cách đơn giản nhất để hồi phục. Hãy xem để biết cách chăm sóc cơ thể mình tốt nhất khi chơi bóng nhé!
Mục lục bài viết
Chấn thương khớp háng là gì?
Để hiểu về chấn thương này, đầu tiên bạn cần nắm được khái niệm của nó. Cùng xem nhé!
Đây là tình trạng khớp háng ít gặp. Nó chiếm tỷ lệ khoảng 5% trên tổng số những loại trật khớp thường gặp. Tuy nhiên, hậu quả để lại của chấn thương này khá nặng nề và nguy hiểm.
Khớp háng của con người có chỏm xương đùi cùng với ổ cối của xương cánh chậu. Đây là khớp dạng chỏm cầu đặc biệt. Tình trạng trật khớp háng xảy ra khi chỏm xương đùi bị trật, lệch khỏi vị trí bình thường của khớp háng.
Hiện tại, có những chấn thương khớp háng sau:
- Trật ra sau.
- Trật về phía trước.
- Trật trung tâm.
Nguyên nhân làm khớp háng bị tổn thương là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Như tai nạn giao thông, tai nạn gặp phải khi sinh hoạt hay hoạt động mạnh. Đặc biệt, chấn thương háng thường gặp nhất ở những người chơi thể thao như bóng đá, bóng rổ hay trượt tuyết.
Đối với người già hay những người có bệnh xương khớp, tình trạng này thường gặp hơn. Thậm chí, ngay cả những va chạm té ngã thông thường cũng có thể khiến khớp háng bị trật ra khỏi vị trí của mình.
> Xem thêm: CUP C1 là gì?
Dấu hiệu nhận biết chấn thương khớp háng
Để điều trị một cách hiệu quả, bạn cần nhận biết được chấn thương sớm nhất có thể. Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết điều đó:
- Đau dữ dội ở vùng háng, khớp háng và một số vị trí lân cận.
- Sưng, có dấu hiệu phù nề khu vực háng.
- Xuất hiện những cơn co thắt cơ.
- Biến dạng vùng háng.
- Chân bên trật khớp háng sẽ có dấu hiệu ngắn hơn so với bên đối diện.
- Lúc bị tổn thương, nếp lằn ở mông và đùi ở bên trật khớp sẽ ít hơn, cao hơn bên còn lại.
- Có tiếng lục cục kèm với cơn đau khi cử động.
- Việc vận động khớp háng khó khăn và gây đau đớn.
- Dáng đi khập khiễng, khó khăn trong khi đi lại.
- Hạn chế gấp, duỗi, dạng chân hay đứng với tư thế khép háng thông thường.
Sau khi tai nạn, ngã và nhận thấy những dấu hiệu này, bạn nên nghĩ đến việc mình đã bị chấn thương khớp háng. Hãy bình tĩnh để nhận biết và điều trị nó một cách tốt nhất nhé.
Cách điều trị chấn thương khớp háng
Việc điều trị chấn thương này không hề đơn giản. Mọi người cần trải qua nhiều bước khác nhau để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Dưới đây là những gì cần thiết.
Thực hiện khám lâm sàng
Ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa. Họ sẽ thực hiện khám lâm sàng với mục đích như sau:
- Xác định bạn có thật sự bị trật khớp háng hay không?
- Mức độ trật khớp, chấn thương khớp như thế nào?
- Có biến chứng gì nguy hiểm hay không?
Xem thêm: Những chấn thương khớp vai thường gặp nhất.
Chẩn đoán hình ảnh
Các biện pháp sau sẽ được thực hiện để chẩn đoán hình ảnh đối với bệnh nhân có vấn đề với khớp háng:
- X Quang: Cho bác sĩ nhìn nhận rõ ràng hình ảnh khớp háng có vấn đề. Đây là phương thức đơn giản, rẻ tiền và cho hiệu quả xác thực nhanh nhất.
- Chụp CT Scan: Phương thức này giúp xác định mức độ chấn thương của người bệnh.
Nắn kín
Việc nắn kín cần được thực hiện càng sớm càng tốt khi xác định được tình trạng trật khớp. Thời gian tối đa để làm việc này là trong vòng 12 giờ kể từ khi tổn thương. Việc nắn sẽ giúp đưa chỏm xương đùi về đúng với vị trí của nó.
Thực hiện phẫu thuật
Nếu nắn không thành công hoặc khám quá muộn nên không kịp nắn, bạn sẽ phải phẫu thuật. Ngoài ra, biện pháp này cũng được áp dụng nếu có mảnh xương gãy ra, kẹt vào trong khe khớp hay có thêm những tổn thương nghiêm trọng khác.
Sử dụng thuốc
Thông thường, người bị trật khớp háng sẽ phải chịu đựng những cơn sưng, đau và co thắt cơ dữ dội. Lúc này, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ. Từ đó, giúp bạn giảm bớt đau đớn, khó chịu.
Phục hồi chấn thương khớp háng như thế nào?
Tùy vào tình trạng chấn thương, việc phục hồi sẽ áp dụng các phương pháp dưới đây:
- Các bài tập thở và tập vận động khớp.
- Đạp xe tại chỗ với lực cản tăng dần.
- Tập mạnh vùng cơ háng.
- Tập đi bộ.
- Tập ngồi xổm.
Lời khuyên dành cho bạn
Với những thông tin này, bạn có thể hiểu rõ về tình trạng chấn thương khớp háng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này khi tập bóng chính là do tập sai cách, sử dụng trang phục khó chịu.
Để hạn chế điều đó, bạn nên liên hệ ngay với HT Sport. Chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn giày tập, quần áo tập bóng tốt nhất để bảo vệ cơ thể mình đấy.
LIÊN HỆ:
- Địa chỉ: 42 Nguyễn Hữu Tiến phường Tây Thạnh quận Tân Phú, TP HCM
- Hotline: 0707 227 793
- Email: hoangthoai2210@gmail.com
- Website: https://htsport.vn
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/htsportvn1629975118
- Shopee: https://shopee.vn/htsport.vn