Chấn thương gót chân hay còn gọi là chấn thương Asin là một trong những chấn thương nguy hiểm mà các cầu thủ bóng đá thường phải đối mặt khi thi đấu. Nếu bạn đang quan tâm tới tình trạng này, hãy cùng với HT Sport tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết

Tổng quan thông tin về chấn thương gót chân

Gân Achilles là sợi gân lớn nhất trong cơ thể con người, với cấu trúc kéo dài từ xương gót chân đến cơ bắp chân. Tình trạng tổn thương gân gót chân của các cầu thủ thường xảy ra ở mức độ từ nhẹ, trung bình cho tới nặng khi gặp phải tình trạng va chạm trên sân bóng hoặc tập luyện quá cao độ.

chấn thương gót chân
Chấn thương gót chân gây ra đau đớn, khó chịu cho các cầu thủ khi thi đấu.

Chấn thương gót chân sẽ mang tới cảm giác đau rát hoặc đau cứng ở khu vực gân Achilles. Trong trường hợp đau dữ dội thì gân có thể đã bị rách một phần hoặc rách hoàn toàn. Thông thường bác sĩ sẽ phân ra chấn thương gót chân thành 2 loại chính như:

  • Viêm gân giữa Achilles: các sợi ở giữa gân bàn chân bị đứt, sưng tấy lên.
  • Viêm gân chèn ép Achilles: tổn thương tới gót chân & dẫn đến gai xương.

Nguyên nhân gây ra chấn thương gót chân trong bóng đá

Trong bóng đá, các cầu thủ thường thực hiện những kỹ thuật cá nhân như: Nhảy đánh đầu, sút bóng xa, tạt bóng,… hoặc trong quá trình thi đấu gặp phải va chạm không đáng có hay tiếp đất bị hẫng chân,… đều là tác nhân chính gây ra chấn thương gót chân.

chấn thương gót chân
Chấn thương gót chân gây ra đau đớn, khó chịu cho các cầu thủ khi thi đấu.

Triệu chứng của chấn thương gót chân Asin

Đau đớn là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của chấn thương gót chân, đặc biệt khi duỗi cổ chân hoặc kiễng chân lại càng thấy đau đớn nhân đôi. Những triệu chứng của chấn thương này có thể nhẹ & trở nên nặng hơn theo thời gian tùy vào cách điều trị. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất khi gặp phải chấn thương gót chân:

  • Đau đớn dữ dội tại gót chân
  • Gót chân trở lên mềm, sưng tấy ấm nóng hoặc cứng hơn
  • Tiếng nổ lách tách hoặc lộp độp tại khu vực đau của gót chân
  • Gặp khó khăn trong việc di chuyển & sinh hoạt cá nhân hàng ngày

Chẩn đoán chấn thương gót chân

Thông thường không ít người nhầm lẫn bong gân mắt cá chân với chấn thương gót chân Achilles. Do đó để chẩn đoán chính xác, các bác sĩ thường khám bằng cách quan sát hình dáng bệnh nhân khi đi bộ hoặc chạy để tìm ra vấn đề dẫn tới chấn thương.

chấn thương gót chân
Cần chẩn đoán chính xác để điều trị chấn thương gót chân tốt & nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kiểm tra bằng cách bóp bắp chân để chẩn đoán nhẹ nhàng hơn. Bệnh nhân sẽ quỳ trên ghế hoặc nằm sấp trên giường bệnh, bác sĩ tiến hành bóp nhẹ cơ bắp chân trên chân lành, điều này sẽ kéo gân & khiến cho bàn chân di chuyển. Tiếp theo, bác sĩ sẽ làm hành động tương tự với chân còn lại, nếu gân Achilles bị tổn thương hoặc rách, bàn chân sẽ không cử động được.

Bởi lẽ, lúc này cơ bắp chân đã không còn kết nối với bàn chân. Lúc này việc thực hiện các xét nghiệm như: Chụp X-quang hoặc MRI sẽ xác định chính xác loại tổn thương gót bàn chân hơn. Nhờ đó, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Cách điều trị chấn thương gót chân tốt nhất

Thông thường, những chấn thương gót chân ở mức độ nhẹ tới trung bình sẽ tự lành nếu các cầu thủ biết cách điều trị đúng cách. Để thúc đẩy quá trình hồi phục, cầu thủ có thể thực hiện những phương pháp điều trị như sau:

chấn thương gót chân
Kết hợp những phương pháp điều trị đúng cách sẽ hồi phục chấn thương gót chân & giảm thiểu biến chứng.
  • Chườm đá lạnh: Bọc đá trong một miếng vải ẩm rồi chườm lên gót chân trong vòng 20 phút/lần. Một ngày có thể làm nhiều lần để giảm sưng tấy & đau nhức.
  • Nghỉ ngơi: Hạn chế vận động mạnh gây tổn thương cho gót chân, cầu thủ có thể sử dụng nạng hoặc quấn băng quanh gót chân để chấn thương nhanh lành hơn.
  • Kê gót chân cao: Khi ngồi hoặc nằm, cầu thủ có thể kê gót chân lên vị trí cao hơn tim để giảm đau nhức & thúc đẩy hồi phục một cách tối ưu.
  • Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm – NSAID: Bên cạnh đó việc sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như Naproxen hoặc Ibuprofen sẽ hạn chế tối đa tình trạng sưng tấy & đau nhức một cách tối đa cho cầu thủ. Tuy nhiên cần sử dụng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa những tác dụng phụ.
  • Luyện tập các bài tập kéo giãn – vật lý trị liệu: Cầu thủ có thể luyện tập vật lý trị liệu dựa theo phác đồ mà các chuyên gia đưa ra để thúc đẩy quá trình hồi phục của gót chân.

Thời gian hồi phục của chấn thương gót chân

Quá trình hồi phục chấn thương gót chân thường kéo dài khoảng vài tháng, tùy vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương mà cầu thủ gặp phải. Cầu thủ có thể hoạt động & thi đấu lại bình thường khi chấn thương đã lành và nhận được sự cho phép của bác sĩ. Dưới đây là biểu hiện của việc đã hồi phục hoàn toàn chấn thương gót chân Asin:

  • Có thể di chuyển chân dễ dàng & thoải mái.
  • Cảm giác khỏe mạnh không thấy đau đớn khi đi lại hoặc chạy bộ.

Nếu cầu thủ gắng sức quay lại thi đấu khi chấn thương gót chân chưa lành hẳn, cơ thể sẽ để nhiều biến chứng nguy hiểm. Đồng thời các cơn đau đớn kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới phong độ thi đấu của cầu thủ.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về chấn thương gót chân Asin – một trong những chấn thương mà cầu thủ bóng đá thường gặp nhất hiện nay. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết trên của HT Sport, bạn đọc sẽ phần nào hiểu rõ hơn về những khó khăn mà các “chiến binh” luôn phải đối mặt mỗi khi thi đấu nảy lửa trên sân!