Trong bóng đá các cầu thủ thường xuyên gặp phải chấn thương khiến họ phải nghỉ thi đấu, chấn thương phần mềm là tình trạng mà cầu thủ thường mắc phải nhất hiện nay. Điều này khiến cho không ít người băn khoăn rằng “chấn thương phần mềm là gì?”. Bạn đọc hãy cùng với HT Sport tìm hiểu chi tiết tại bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết

Giải đáp ngay: chấn thương phần mềm là gì?

Để tìm ra lời giải cho thắc mắc “chấn thương phần mềm là gì?” của bạn đọc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng chấn thương này nhằm có cái nhìn thực sự khách quan.Trong bóng đá, chấn thương phần mềm là tình trạng cực kỳ dễ xảy ra.

chan thuong phan mem la gi 1
Chấn thương phần mềm là tình trạng dây chằng, khớp xương,… bị tổn thương.

Có thể dễ nhận biết chấn thương phần mềm bằng những biến thể màu sắc & biến dạng trên cơ thể. Cảm giác đau đớn của tình trạng này sẽ ảnh hưởng không ít tới sinh hoạt & luyện tập hàng ngày. Nếu biết sơ cứu đúng cách sẽ tránh được những di chứng về sau, đặc biệt với cầu thủ bóng đá thì điều này lại cực kỳ quan trọng.

Phân loại chấn thương phần mềm

Hơn 80% trường hợp các cầu thủ chấn thương trong bóng đá đều thuộc về phần mềm. Chấn thương phần mềm được phân thành nhiều mức độ khác nhau, từ độ 1 đến độ 3 cụ thể như sau:

  • Cấp độ 1: Chấn thương phần mềm thuộc dạng bong gân nhẹ, căng hoặc rách cơ,… Những vết thương này thường có biểu hiện chính là sưng & đau. Nếu chăm sóc đúng cách, tình trạng này sẽ hồi phục trong vòng 2 – 3 tuần.
  • Cấp độ 2: Chấn thương rộng & tổn thương ở nhiều mô mềm hơn. Loại này cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ trị liệu, thời gian điều trị sẽ dao động từ 4 – 12 tuần để hồi phục hoàn toàn.
  • Cấp độ 3: Chấn thương phần mềm độ 3 thường dùng để mô tả một vết nứt xương hoặc rách dây chằng nghiêm trọng. Do đó cần được chăm sóc y tế khẩn cấp, chụp X-quang & đôi khi là phẫu thuật.
chấn thương phần mềm là gì
Chấn thương phần mềm bao gồm 3 cấp độ khác nhau từ nhẹ – nặng.

Đối với những trường hợp chấn thương phần mềm cấp độ 3, bệnh nhân sẽ cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ để loại bỏ những biến chứng không mong muốn. Đặc biệt khi cầu thủ bóng đá gặp phải chấn thương này, hầu hết đều cần phải ngưng thi đấu cho tới khi có sự cho phép của chuyên gia y tế thể thao để đảm bảo sức khỏe đủ tốt trước khi quay lại hoạt động.

Những cách phục hồi nhanh chóng khi gặp phải chấn thương phần mềm

Hầu hết các trường hợp chấn thương phần mềm đều sẽ tự lành mà không cần điều trị đặc biệt (cấp độ 1). Đối với cấp độ 2 & cấp độ 3 bác sĩ sẽ có phác đồ chữa trị để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục nhất. Dưới đây là những bước đơn giản mà bạn có thể áp dụng theo nhằm tăng tốc độ phục hồi:

chấn thương phần mềm là gì
Nên áp dụng những cách phục hồi hiệu quả khi gặp phải chấn thương phần mềm.

Nghỉ ngơi

Bệnh nhân cần nghỉ ngơi để tình trạng chấn thương phần mềm của mình nhanh phục hồi. Trong quá trình nghỉ dưỡng hãy thường xuyên di chuyển bộ phận bị ảnh hưởng, điều này giúp cho bộ phận tránh bị cứng & khó chịu. Tuy nhiên cần hết sức nhẹ nhàng & tránh hoạt động mạnh, để tránh làm cho chấn thương trở nên tồi tệ hơn.

Chườm đá

Bạn có thể thử áp dụng cách sử dụng một túi đá bọc trong một miếng vải ẩm để tránh gây ảnh hưởng tới da, sau đó chườm lên khu vực bị chấn thương trong vòng 5 – 10 phút/mỗi một giờ. Trong vòng 48 giờ đầu tiên sau khi bị thương nếu ứng dụng phương pháp này, vết thương của bạn sẽ hạn chế cơn đau & tình trạng sưng tấy một cách triệt để.

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu tình trạng chấn thương của bạn quá đau đơn, bạn có thể sử dụng một vài loại thuốc giảm đau như: Ibuprofen & Paracetamol. Trước khi dùng hãy hỏi rõ bác sĩ & chuyên viên y tế về liều lượng sử dụng trong một ngày để đạt được hiệu quả vượt trội nhất.

Nâng cao bộ phận chấn thương

Bạn hãy lưu ý nâng cao bộ phận bị chấn thương phần mềm cao hơn tim bằng cách đặt lên ghế, lên gối,… nhằm giúp cho cơ thể được nghỉ ngơi & bình phục nhanh chóng hơn.

Lưu ý sau khi điều trị chấn thương phần mềm

Sau khi điều trị xong chấn thương phần mềm, bệnh nhân cần tránh mọi hoạt động làm tăng cơn đau & bảo vệ khu vực chấn thương không bị tổn thương thêm. Tuy nhiên nên giảm thiểu việc nghỉ ngơi hoàn toàn, bởi lẽ điều này cũng góp phần làm chậm quá trình phục hồi của cơ thể.

chấn thương phần mềm là gì
Hạn chế vận động quá mạnh sau khi điều trị để tránh ảnh hưởng khu vực chấn thương.

Chính vì thế, hầu hết các cầu thủ bóng đá sau khi chấn thương đều tập vật lý trị liệu & quay trở lại tập luyện nhẹ để nâng cao khả năng phục hồi cho sức khỏe. Đồng thời còn rút ngắn thời gian nghỉ dưỡng nhằm nhanh chóng quay lại với sân cỏ để thỏa mãn niềm đam mê của mình.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ tìm ra câu trả lời cho thắc mắc “chấn thương phần mềm là gì?” của mình. Đây chính là tình trạng chấn thương mà hầu hết các cầu thủ đều mắc phải hiện nay. HT Sport hy vọng sau khi tham khảo các thông tin tại bài viết sẽ giúp cho bạn phần nào hiểu rõ hơn về những khó khăn mà các cầu thủ luôn phải đối diện khi thi đấu trên sân bóng!