Khớp cổ chân được cấu tạo bởi 3 xương và bao bọc bởi hệ thống dây chằng. Khi có tác động ngoại lực, cổ chân có thể bị lệch khớp, đứt dây chằng. Nặng hơn, nó còn có thể dẫn đến gãy khớp. Chính vì vậy, những chấn thương ở vùng này cần được coi trọng.

Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về chấn thương ở vùng cổ chân trong bài viết này của HT Sport nhé! Chúng tôi sẽ giúp bạn với những thông tin hữu ích đấy.

Mục lục bài viết

Chấn thương khớp cổ chân là gì?

Khớp cổ chân được bao bọc bởi các dây chằng, cơ. Khi có lực tác động mạnh vào vùng này, các khớp có thể bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Thậm chí là gãy, vỡ gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng. Thông thường, chấn thương khớp xảy ra với những người chơi thể thao, hoạt động nặng nhọc ở điều kiện địa hình không tốt.

1 Khớp Cổ Chân
Đây là một chấn thương thường gặp khi chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá

Đó chính là tình trạng chấn thương khớp nguy hiểm. Nó cần được điều trị kịp thời để đảm bảo an toàn cho cơ thể cũng như tránh được những biến chứng không đáng có.

 Xem thêm: El Clasico có ý nghĩa gì? Nó xuất hiện như thế nào?

Những dấu hiệu giúp bạn nhận biết chấn thương này

  • Đau đớn nghiêm trọng ở vùng khớp cổ chân.
  • Vận động vùng này bị hạn chế.
  • Có dấu hiệu sưng đỏ, thâm tím quanh khớp.

Xem thêm: CLB Lazio – Đội bóng lừng danh của thành Roma.

Hướng dẫn xử lý khi phát hiện chấn thương

Ngay sau khi chấn thương khớp cổ chân, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

2 Xu Ly
Bạn cần bình tĩnh xử lý khi phát hiện chấn thương
  • Cố định khớp bằng nẹp chuyên dụng hoặc tự chế.
  • Hạn chế tì, sử dụng lực của chân sau. Nếu cần thiết, hãy sử dụng nạng hỗ trợ bản thân trong quá trình di chuyển.
  • Chườm lạnh vùng sưng đau.
  • Dùng băng thun ép nhẹ vùng chấn thương trong 1 ngày đến 36 giờ đầu.
  • Ngồi hoặc nằm kê cao chân trong vòng 2 đến 3 giờ mỗi ngày.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Làm sao để phục hồi sau chấn thương?

Sau khoảng 1 tuần, bạn sẽ bắt đầu tập luyện để phục hồi. Nếu chậm trễ, việc phục hồi sẽ kém hiệu quả và mất nhiều thời gian hơn.

Việc tập phục hồi được chia thành những phần chính:

  • Lấy lại tầm vận động và sự mềm dẻo của vùng khớp bằng cách bẻ cổ chân vào trong, ra ngoài.
  • Tập lại sức mạnh. Sau khi tầm vận động của khớp đã đạt được 60% ban đầu, hãy đá chân với tạ, dây chun với lực tăng dần.
  • Tập giữ thăng bằng với phương thức đứng 1 chân với chân bị chấn thương.
3 Chú ý
Việc tập luyện sẽ giúp vùng khớp cổ chân chóng phục hồi hơn

Trong trường hợp lo lắng, bạn có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia. Từ đó, xây dựng những bài tập phù hợp nhất với cơ địa của mình.

Những điều cần biết khi điều trị chấn thương khớp cổ chân

Ngoài những thông tin trên, bạn cũng nên chú ý những điều dưới đây. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình điều trị chấn thương đấy.

Hãy chú ý tới những tổn thương nhẹ nhất

Ban đầu, chấn thương khớp cổ chân rất dễ nhầm lẫn với những cơn đau nhức thông thường. Chính vì vậy, mọi người thường bỏ qua và khiến tình trạng tổn thương thêm phần trầm trọng.

Lời khuyên cho bạn là nên chú ý khi gặp những va chạm đơn giản nhất. Như vấp ngã, đi trẹo cổ chân… Bởi chỉ với những lực nhẹ cổ chân của bạn cũng có thể bị trật khớp hoặc vỡ xương. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng đau đớn nào, hãy chú ý để được điều trị đúng cách nhé.

 Xem thêm: Inter Milan – CLB duy nhat tham dự mọi giải Serie A.

Chấn thương vùng cổ chân có nguy hiểm hay không?

Vùng cổ chân có tính linh động cao và ảnh hưởng rất nhiều bởi các cử động của chúng ta. Chính vì vậy khi bị chấn thương nó phải chịu tác động lớn hơn nhiều.

Vùng cổ chân sẽ dễ dàng sưng to, gặp nhiều triệu chứng khó chịu. Thậm chí, mọi người còn có thể phải đối diện với tình trạng chảy máu trong bao khớp dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với khả năng vận động.

Do vậy, tuyệt đối không coi nhẹ bất kỳ tổn thương vùng cổ chân nào. Bạn hãy chú ý nó ngay từ những dấu hiệu nhỏ nhất để chăm sóc cơ thể một cách hoàn hảo nhé!

Cân nhắc về việc bó thuốc chữa chấn thương khớp cổ chân

Khi gặp những chấn thương liên quan tới xương khớp, nhiều người lựa chọn cách bó thuốc để điều trị. Tuy nhiên, không phải cơ sở bó thuốc nào cũng đảm bảo an toàn.

Nếu không cẩn thận, bạn có thể phải đối diện với những tình trạng nguy hiểm như viêm da. Hoặc đáng sợ hơn là bỏ lỡ thời gian vàng cho việc chữa trị. Từ đó, đẩy tình trạng chấn thương khớp trở nên nguy hiểm với nhiều biến chứng hơn.

Thuoc Dong Y
Nếu có ý định sử dụng thuốc đông y, hãy tìm kiếm những cơ sở uy tín nhé!

Trong trường hợp yêu thích sử dụng đông y chữa bệnh, bạn nên tìm đến những bệnh viện lớn. Từ đó, đảm bảo mình được chăm sóc với chế độ y tế tốt nhất có thể.

Lời kết

Như vậy, bạn đã hiểu được sự nguy hiểm cũng như những gì cần làm khi bị chấn thương khớp gối. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên chấn thương này là tập thể thao, đá bóng sai cách.

Để giảm nguy cơ, bạn nên lựa chọn đồ dùng thể thao phù hợp. Hãy liên hệ ngay với HT Sport để có được những dụng cụ tập luyện phù hợp nhất với nhu cầu của mình nhé!

LIÊN HỆ: