Chấn thương đầu gối là tình trạng thường gặp của những cầu thủ khi thi đấu bóng đá. Đây là tình trạng khá phức tạp có nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân không biết cách điều trị. Có không ít người hâm mộ băn khoăn “Chấn thương khớp gối bao lâu khỏi?” bởi vì lo lắng cho cầu thủ mà mình yêu thích. Do đó, bài viết hôm nay HT Sport sẽ cùng với bạn đọc tìm ra lời giải đáp rõ nét nhất dành cho thắc mắc trên! 

Mục lục bài viết

Tổng quan về chấn thương khớp gối

Để tìm ra câu trả lời dành cho băn khoăn “chấn thương khớp gối bao lâu khỏi?”, trước tiên chúng ta hãy nắm được thông tin tổng quan về tình trạng chấn thương này nhé. Khớp gối nằm ở phía dưới xương đùi, phía trên xương chày & được che phủ bởi sụn khớp. Mọi hoạt động của cơ thể sẽ khiến cho khớp gối trượt trên bề mặt của sụn.

chấn thương khớp gối bao lâu khỏi
Chấn thương khớp gối – tình trạng tổn thương phổ biến của cầu thủ bóng đá.

Chính vì thế, khớp gối rất quan trọng bởi chúng sẽ chịu tác động lực ảnh hưởng & là khớp vận động nhiều nhất cơ thể. Điều này cũng góp phần làm cho khớp gối rất dễ chấn thương, đặc biệt là cầu thủ bóng đá. Hầu hết nguyên nhân chính khiến cho các cầu thủ gặp phải chấn thương khớp gối đều bởi: Cường độ tập luyện quá cao, Va chạm trên sân,…

Vậy, chấn thương khớp gối bao lâu khỏi?

Chấn thương khớp gối là sự tổn thương của nhiều bộ phận mềm ở đầu gối, bao gồm: Dây chằng, cơ, gân, bao khớp, mỡ,… Khi những bộ phận này tổn thương chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khớp gối. Bệnh nhân có thể nhận ra chấn thương nhờ vào các biểu hiện như:

  • Phù nề
  • Sưng đau
  • Vận động, đi lại thấy khó khăn
  • Chảy máu

Khi chấn thương khớp gối bị chảy máu, điều này đã chứng minh mạch máu bao quanh cũng bị tổn thương. Nếu máu chảy càng nhiều thì tổn thương càng nặng & cơn đau đớn càng tăng. Khi chấn thương của cầu thủ được chẩn đoán – điều trị đúng cách, tổn thương sẽ giảm và phục hồi một cách nhanh chóng.

chấn thương khớp gối bao lâu khỏi
Thời gian hồi phục của chấn thương khớp gối còn dựa vào nhiều yếu tố.

Thông thường, để chấn thương khớp gối hồi phục sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Chẩn đoán chính xác, phương pháp điều trị & tình trạng thể lực của người bệnh. Đối với cầu thủ bóng đá có thể lực tốt, khả năng hồi phục thường tốt và nhanh chóng hơn người bình thường.

Những điều nên làm khi chấn thương khớp gối

Nếu gặp phải chấn thương khớp gối, trong vòng 48 – 72 giờ đồng hồ đầu tiên bệnh nhân cần áp dụng những phương pháp như sau để giảm thiểu sưng đau. Đồng thời còn hạn chế biến chứng nguy hiểm một cách tối đa:

  • Chườm đá: Hãy bọc đá trong một miếng vải ẩm, sau đó chườm lên khớp gối để giảm đau & chảy máu. Mỗi lúc chườm hãy chườm trong vòng 20 – 30 phút/lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tiếng.
  • Nghỉ ngơi: Bệnh nhân cần nghỉ ngơi ngay sau khi chấn thương khớp gối để tránh hiện tượng chảy máu & sưng tấy. Hãy hạn chế vận động, di chuyển tối đa.
  • Dùng băng ép: Khi cuốn băng xung quanh khu vực chấn thương khớp gối sẽ hạn chế chảy máu & giảm phù nề được tốt hơn. Tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng băng thun để băng lại vị trí tổn thương. Hãy băng rộng ra phần phía trên & phía dưới tổn thương để đảm bảo hiệu quả giảm đau.
  • Kê cao chân: Bệnh nhân nên đặt chân cao hơn tim khi ngồi hoặc nằm, điều này sẽ tạo thuận lợi cho máu chảy về tim giúp hạn chế tình trạng phù nề, chảy máu & sưng đau.

Những điều không nên làm khi chấn thương khớp gối

Bên cạnh đó, bệnh nhân khi mắc phải chấn thương khớp gối bệnh nhân cũng cần hạn chế một vài hành động. Để tránh làm cho tổn thương thêm phần nghiêm trọng, dẫn tới biến chứng không đáng có, cụ thể như sau:

chấn thương khớp gối bao lâu khỏi
Cầu thủ nên tránh vận động mạnh khi gặp phải chấn thương khớp gối.
  • Không hoạt động mạnh: Tránh khiến cho tổn thương nặng hơn, làm cho máu chảy nhiều. Chấn thương khớp gối trở nặng sẽ kéo dài thời gian phục hồi.
  • Không đắp cồn hoặc rượu: Khiến khu vực tổn thương chảy nhiều máu, tăng phù nề, sưng đau kéo dài.
  • Chườm nóng: Bệnh nhân nên tránh tuyệt đối những tác động nhiệt độ cao làm ảnh hướng tới tổn thương, khiến cho chấn thương chảy thêm nhiều máu & sưng đau hơn.
  • Massage: Hành động này sẽ khiến cho tổn thương trở nên phù nề, sưng đau & chảy nhiều máu dữ dội hơn do đó bạn nên lưu ý.

Những nguyên nhân chính gây ra chấn thương khớp gối

Hầu hết khi cầu thủ bóng đá gặp phải chấn thương khớp gối đều bởi vì 2 nguyên nhân chính, bao gồm nguyên nhân trực tiếp & nguyên nhân gián tiếp. Cụ thể sự khác biệt giữa 2 tác nhân này đã được chúng tôi chia sẻ dưới đây:

chấn thương khớp gối bao lâu khỏi
Chấn thương khớp gối của cầu thủ thường là do va chạm trên sân hoặc tập luyện quá độ.

Nguyên nhân chấn thương khớp gối trực tiếp

Trong quá trình tập luyện, sinh hoạt & thi đấu hàng ngày của cầu thủ nếu lỡ xảy ra va chạm trực tiếp vào đầu gối sẽ dẫn tới chấn thương này. Với cường độ tập luyện cao, thi đấu nảy lửa trên sân đều khiến cầu thủ khó tránh khỏi việc gặp phải tình trạng chấn thương khớp gối nguy hiểm.

Nguyên nhân chấn thương khớp gối gián tiếp

Các chấn thương khớp gối gián tiếp của cầu thủ bóng đá hầu hết thường xảy ra bởi việc thay đổi tư thế đột ngột như: Xoay người, dừng lại khi chạy, hụt chân,… Những điều này đều là nguyên nhân chính khiến cho cầu thủ gặp phải đau đớn, cần phải điều trị.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ tìm ra lời giải đáp dành cho thắc mắc “chấn thương khớp gối bao lâu khỏi?” mà các cầu thủ hay gặp phải. Nếu bạn thấy bài viết của HT Sport chúng tôi hữu ích, hãy chia sẻ rộng rãi để bạn bè & gia đình cùng được biết nhé!