Các cầu thủ bóng đá đều ít nhất một lần gặp phải chấn thương bàn chân trong suốt quá trình tập luyện & thi đấu. Mặc dù đã sử dụng nhiều phương pháp bảo vệ nhưng chấn thương là điều khó tránh khỏi đối với bộ môn thể thao này. Bài viết hôm nay, HT Sport sẽ cùng với bạn đọc tìm hiểu chi tiết về tình trạng chấn thương này. Nhằm giúp cho bạn phần nào hiểu rõ hơn những khó khăn mà các cầu thủ luôn phải đối mặt!

Mục lục bài viết

Tổng quan thông tin về chấn thương bàn chân

Bóng đá là một môn thể thao hấp dẫn, cực kỳ mạnh mẽ nhưng các chấn thương thường trực khi tập luyện & chơi là điều khó có thể tránh khỏi của bộ môn này. Trong đó, chấn thương bàn chân chính là tình trạng tổn thương mà các cầu thủ thường xuyên gặp nhất.

chan thuong ban chan 1
Chấn thương bàn chân – tình trạng tổn thương mà cầu thủ bóng đá thường xuyên gặp phải.

Khi xảy ra những pha va chạm trên sân hoặc đơn giản là tập luyện quá độ cũng khiến cho cầu thủ mắc phải chấn thương bàn chân. Đa phần những tổn thương nhỏ như vết bầm tím, vết cắt nhỏ,… đều sẽ tự lành lặn. Tuy nhiên một số tình trạng tổn thương nguy hiểm nhất định nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phong độ thi đấu & sức khỏe của cầu thủ.

Phân loại những loại chấn thương bàn chân thường gặp trong bóng đá

Chấn thương bàn chân trong bóng đá mà các cầu thủ hay mắc phải khi tập luyện quá độ & va chạm trên sân thường được phân thành những loại chính, bao gồm: Viêm khớp, bong gân, rạn xương hoặc nguy hiểm hơn là gãy xương. Những tỗn thương nguy hiểm này cần sự chẩn đoán & điều trị chính xác từ y bác sĩ để tránh lưu lại những biến chứng có hại cho sức khỏe của cầu thủ.

Viêm khớp

Viêm khớp bàn chân là tình trạng hệ miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh, những tế bào này sẽ ảnh hưởng tới hoạt dịch bao quanh khớp dẫn đến biểu hiện sưng tấy, phù nề gây ra đau đớn kéo dài. Do đó khi cầu thủ cảm thấy bàn chân sưng đau, cứng khớp, đi lại khó khăn cần hạn chế cử động và đi thăm khám ngay lập tức.

chấn thương bàn chân
Viêm khớp – tình trạng chấn thương bàn chân nhẹ.

Bởi lẽ khi màng hoạt dịch bị xâm lấn gây sưng đau sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới xương, sụn, gân & dây chằng xung quanh. Nếu không điều trị & can thiệp kịp thời có thể dẫn đến biến dạng khớp bàn chân nghiêm trọng. Dần dần làm cho bệnh nhân mất đi khả năng di chuyển, đi lại bình thường.

Bong gân

Nhắc tới chấn thương bàn chân trong bóng đá thì bong gân là tình trạng mà các cầu thủ mắc phải phổ biến nhất. Việc nhận biết & điều trị sớm tổn thương này sẽ rút ngắn thời gian phục hồi. Hơn nữa còn hạn chế tình trạng chấn thương dây chằng mắt cá chân một cách tối đa cho người dùng. Khi bong gân, cầu thủ có thể nhận biết được bởi những biểu hiện rõ rệt như:

  • Sưng đau khớp bàn chân
  • Đau đớn xung quanh khớp bàn chân
  • Cảm thấy khó chịu, nhức nhối khi vận động & di chuyển đi lại
  • Không cử động mắt cá chân lên hoặc xuống được.
  • Bầm tím quanh khu vực mắt cá chân, ngón chân & khớp bàn chân.
chấn thương bàn chân
Bong gân mắt cá chân là nỗi kinh hoàng của cầu thủ.

Hầu hết tình trạng chấn thương bong gân của các cầu thủ thường được chữa trị bằng phương pháp R.I.C.E để rút ngắn thời gian hồi phục. Nếu trường hợp bong gân quá nặng, bác sĩ sẽ xem xét tiến hành phẫu thuật để tránh để lại biến chứng nguy hiểm.

Rạn xương

Rạn xương trong chấn thương bàn chân của cầu thủ có thể xuất hiện ở phía trước, ở giữa hoặc ở gót bàn chân. Cầu thủ có thể cảm nhận rõ rệt sự đau đớn khi di chuyển, chạy chuyền bóng,… Sức nặng cơ thể tác động lên xương nếu vượt quá khả năng chịu đựng sẽ dẫn đến tình trạng rạn xương này.

Tình trạng tổn thương này sẽ nhẹ hơn gãy xương nhưng cầu thủ cần can thiệp & điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tới các mô mềm khác, ví dụ như: Gân, cơ, dây chằng,… Đồng thời, thời gian điều trị rạn xương sẽ mất ít nhất từ 6 – 8 tuần. Do đó cầu thủ không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng chấn thương này nhằm tránh lưu lại biến chứng không đáng có.

Gãy xương

Trong chấn thương bàn chân thường thường gặp của bóng đá thì gãy xương là tình trạng nguy hiểm nhất. Có không ít cầu thủ bị gãy xương ở mắt & gãy xương bàn chân khi xảy ra va chạm, tranh bóng “kinh hoàng” trên sân đấu. Tình trạng tổn thương này sẽ gây khó khăn trong việc sinh hoạt & đi lại hàng ngày của cầu thủ.

chấn thương bàn chân
Gãy xương là tình trạng chấn thương bàn chân nguy hiểm nhất.

Khi chụp X-quang, nếu bàn chân gãy xương không trật khỏi vị trí vốn có ban đầu bác sĩ sẽ tiến hành bó bột để hạn chế cử động một cách tối đa cho cầu thủ. Nhờ đó các mảnh xương sẽ tự lành lại, tuy nhiên quá trình hồi phục này thường kéo dài từ 6 – 8 tháng. Đối với trường hợp xương gãy trật khỏi vị trí ban đầu thì y bác sĩ cần phẫu thuật cho cầu thủ để tránh lưu lại biến chứng nguy hiểm!

Tham khảo thêm:

Lời kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến chấn thương bàn chân – một trong những tình trạng tổn thương mà các cầu thủ thường gặp nhất. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết của HT Sport bạn đọc sẽ phần nào hiểu rõ hơn về việc tại sao các cầu thủ cần nghỉ dưỡng sau khi mắc phải chấn thương này!