Chấn thương cột sống là tai nạn thường xuyên xảy ra trong lao động, bệnh nhân phải được điều trị kịp thời thì khả năng phục hồi mới cao. Thế nhưng, nhiều trường hợp căn bệnh này không được cấp cứu đúng lúc, gây nhiều biến chứng nặng nề. Sau đây, HT Sport sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc chấn thương cột sống có nguy hiểm không? Cùng theo dõi bài viết để nắm thông tin nhé.

Mục lục bài viết

Nguyên nhân nào gây ra chấn thương cột sống

Cột sống đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể, giữ cho tư thế luôn đứng thẳng. Nhưng cũng vì thế mà cột sống phải chịu áp lực lớn, dễ bị chấn thương như:

  • Tai nạn giao thông: nguyên nhân này rất dễ bắt gặp và xảy ra thường xuyên trong cuộc sống.
  • Tai nạn lao động: chấn thương cột sống có thể xảy ra khi ngã từ trên cao xuống, va đập mạnh vào cột sống gây lún hoặc vỡ đốt sống
  • Tai nạn thể thao: tai nạn này thường thấy trong các cuộc đua ngựa, đua xe đạp hoặc làm xiếc, boxing,…
  • Một số nguyên nhân khác: tự tử bằng phương thức thắt cổ,…

Chấn thương cột sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày

Chấn thương cột sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống hàng ngày

Đối với những nguyên nhân này đã tác động và gây tổn thương cho cột sống ở nhiều mức độ, vị trí khác nhau. Tình trạng nhẹ sẽ khiến cột sống bị chèn ép, nặng hơn là đứt ngang cột sống. 

Nếu bạn vẫn chưa thể giải đáp thắc mắc chấn thương cột sống có nguy hiểm không, thì hãy theo dõi những ảnh hưởng của chấn thương đến người bệnh nhé.

Ảnh hưởng của chấn thương cột sống như thế nào?

Chấn thương cột sống chia làm 2 loại: chấn thương có tổn thương tủy và chấn thương không tổn thương tủy. Tùy vào những triệu chứng khác nhau thì mức độ ảnh hưởng sức khỏe cũng khác nhau:

Mất khả năng vận động

Chấn thương do tai nạn lao động

Chấn thương do tai nạn lao động

Đối với phần đốt sống chưa ảnh hưởng đến tủy sống, thì triệu chứng chủ yếu là đau tại vùng bị tổn thương. Nếu vết thương ảnh hưởng đến tủy sống thì tùy vào vị trí tổn thương sẽ có triệu chứng khác nhau. Nếu bạn gặp chấn thương cột sống vùng ngực thì khả năng vận động của chân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Còn nếu bạn tổn thương cột sống đoạn cổ thì tứ chi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ngoài ra, rối loạn trương lực còn khiến người bệnh bị loãng xương, teo cơ hoặc cứng khớp,…

Xem thêm: Danh sách sân cầu lông ở Thủ Đức chất lượng, giá rẻ

Rối loạn cảm giác

Chấn thương cột sống khiến bệnh nhân mất cảm giác, gây tê nhức vùng bị tổn thương. Bởi vì dây thần kinh trong tủy gặp chấn thương, khiến vùng cơ bị chi phối nghiêm trọng.

Rối loạn thần kinh

Rối loạn thần kinh là biến chứng hay xảy ra đối với chấn thương cột sống. Nó sẽ gây ra những biến chứng như hạ huyết áp, tăng tiết mồ hôi hoặc rối loạn điều nhiệt, viêm tắc tĩnh mạch,….

Chấn thương tủy sống rất nguy hiểm

Chấn thương tủy sống rất nguy hiểm

Nếu chấn thương cột sống được phát hiện sớm thì khả năng điều trị và phục hồi rất cao. Tuy nhiên, những trường hợp nặng thì khả năng hồi phục thấp. Biến chứng nặng nề của chấn thương cột sống đó là liệt 2 chi dưới và liệt tứ chi.

Cách điều trị chấn thương cột sống

Với những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp chấn thương cột sống có nguy hiểm không. Vậy căn bệnh này được điều trị thế nào, cùng tìm hiểu nội dung dưới đây nhé:

Xử lý chấn thương cột sống là điều rất quan trọng

Xử lý chấn thương cột sống là điều rất quan trọng

Người bị chấn thương cột sống cần thực hiện những điều sau:

  • Nằm một chỗ, tránh di chuyển bị lệch đoạn cột sống
  • Cố định cột sống và nhờ bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ, chẩn đoán bệnh tình

Đối với việc sơ cứu chấn thương cột sống cũng tùy vào từng vị trí khác nhau:

  • Chấn thương cột sống cổ: bệnh nhân được đặt nằm thẳng trên nền cứng, không cúi người hoặc xoay vùng cổ.
  • Chấn thương ngực hoặc cột sống lưng: đặt bệnh nhân nằm trên tấm ván cứng, sau đó nằm ngửa, đặt cố định vào cáng ở đầu, vai, khung chậu

Xem thêm: Kiểm tra doping là gì? 1 số loại doping thông dụng

Thuốc giảm đau

Khi bệnh nhân bị chấn thương cột sống mà không kèm theo tổn thương thần kinh, thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau cho người bệnh. Thuốc giảm đau này nhanh chóng giảm cơn đau tức thời và không gây biến chứng cho gan hoặc thận.

Vật lý trị liệu

Điều trị bảo tồn kết hợp thuốc và vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh phục hồi tổn thương và chức năng thần kinh. Ngoài ra, người bệnh còn tập phục hồi chức năng như tập ho, tập thở, tập đi lại, tập đứng để cơ thể mau lành lặn. Kiên trì tập luyện sẽ hạn chế được nhiều biến chứng cho người bệnh. 

Những bài tập này nên thực hiện theo lộ trình phù hợp, để đảm bảo cho người bệnh có kết quả hồi phục tốt nhất.

Phẫu thuật

Đối với chấn thương cột sống nặng thì người bệnh phải tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng sau phẫu thuật.

Như vậy, chấn thương cột sống là rất nguy hiểm đối với người mắc phải. Đây là bệnh lý phức tạp, cần được bác sĩ chẩn đoán tận tình và có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hi vọng những thông tin mà HT Sport tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh này và biết cách hạn chế những di chứng về sau.