Nếu bạn là người đam mê thể thao, chắc hẳn đã nhiều lần nghe đến thuật ngữ kiểm tra doping. Các trọng tài được quyền yêu cầu kiểm tra bất cứ cầu thủ nào, vậy tại sao phải kiểm tra doping, kiểm tra doping là gì? Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về điều này, HT Sport đã tổng hợp cụ thể thông tin trong bài viết này.

Mục lục bài viết

Kiểm tra doping là gì?

Thuốc Doping là chất kích thích bị cấm không được sử dụng trong các giải đấu thể thao. Khi cầu thủ sử dụng thuốc doping sẽ tràn đầy năng lượng và khả năng thi đấu gấp đôi khả năng vốn có của bản thân. Bởi vì, doping làm tăng nhanh lượng máu và luân chuyển khắp cơ thể, từ đó nâng cao thể lực cho các vận động viên.

Kiểm tra doping rất quan trọng trong các giải đấu thể thaoKiểm tra doping rất quan trọng trong các giải đấu thể thao

Khi phát hiện cầu thủ có dấu hiệu khác thường sẽ rất dễ nhận ra. Do vậy, các trọng tài có thể yêu cầu kiểm tra doping nếu phát hiện cầu thủ có triệu chứng lạ hơn bình thường.

Một số loại doping phổ biến

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm kiểm tra doping là gì?, hãy cùng HT Sport tìm hiểu một số loại doping thông dụng nhé:

Doping máu

Doping máu và những điều bạn cần biết

Doping máu và những điều bạn cần biết

Thuốc doping máu có tên khoa học là Erythropoietin, Darbepoetin,…. Đây là những loại doping nhằm tăng cường cung cấp oxi qua hồng cầu và tăng sức mạnh của cơ bắp. Qua đó, các vận động viên sẽ gia tăng khả năng vận động lên mức cao nhất. Tuy nhiên, loại doping máu rất có hại cho cơ thể và không được khuyến cáo sử dụng.

Doping cơ

Loại chất kích thích này sử dụng phổ biến cho vận động viên điền kinh, cử tạ hoặc bóng đá, chạy xe đạp…nhằm gia tăng sức mạnh của cơ bắp thông qua việc sản sinh hormone cho cơ thể. Loại doping này giúp vận động viên có thêm năng lực thi đấu cực tốt. Thế nhưng, loại doping cơ này rất dễ bị nhận biết do cầu thủ sẽ có sự thay đổi bất ngờ. 

Doping thần kinh

Loại thuốc doping thần kinh có tác dụng gia tăng sự bền bỉ cho cơ thể vận động viên. Họ có khả năng vận động liên tục trong nhiều giờ mà không cảm thấy mệt mỏi. Bởi vì, doping này ngăn cản sự phản hồi của cơ bắp tới hệ thần kinh nên cầu thủ sẽ không cảm thấy mệt mỏi khi thi đấu. Một số loại dùng chất kích thích như  bromance, caffein hoặc morphin (giảm đau),…

Có thể bạn quan tâm: Vợt cầu lông Ashaway – sự lựa chọn tốt nhất cho mọi người chơi

Vì sao vận động viên bị cấm không cho dùng doping?

Doping bị cấm sử dụng trên cơ thể người chơi thể thao

Doping bị cấm sử dụng trên cơ thể người chơi thể thao

Bởi vì doping là chất kích thích giúp tăng cường khả năng của cơ thể, do vậy nhiều cá nhân vì lợi ích cá nhân và muốn đạt thành tích đã dùng trái phép chất này. Thế nhưng, khi bị phát hiện thì cầu thủ phải đối mặt với những hình phạt nặng nề, thậm chí có thể từ giã sự nghiệp. 

Những lý do vận động viên không được dùng thuốc doping như sau:

Sự công bằng

Vận động viên chân chính là đúc kết do quá trình rèn luyện và thi đấu không ngừng nghỉ từ chính bản thân của mình. Đôi khi, trong một trận đấu quan trọng để giành được thành tích cao nhất thì một vài thành phần sử dụng trái phép thuốc doping. Để tạo sự công bằng giữa các vận động viên, thì trong thi đấu không được phép sử dụng doping.

Thuốc doping có thể gây nghiện 

Khi sử dụng doping quá nhiều sẽ khiến vận động viên nghiện ngẫm và để lại những hậu quả về sau. Bởi vì trong các chất này có chứa heroin và morphine khiến người sử dụng trở nên nghiện và muốn sử dụng càng nhiều càng tốt.

Thuốc doping có thể gây nghiện

Thuốc doping có thể gây nghiện

Nhiều trường hợp vận động viên phụ thuộc và để lại những hậu quả khó lường:

  • Cơ suy yếu, đầu chi to hơn: doping làm cho cơ bắp yếu đi, đầu ngón tay chân bị phình to, nhiều trường hợp có thể bị bệnh tiểu đường.
  • Hội chứng rối loạn hormone giới tính: nữ sử dụng doping sẽ tăng nội tiết nam, khiến cơ thể nam hóa, rối loạn kinh nguyệt, nam sử dụng doping sẽ khiến tinh dịch yếu dần, liệt dương.
  • Suy thân, suy tim hoặc ung thư gan: chất kích thích từ doping gây ảnh hưởng xấu đến nội tạng, hoặc gây ra bệnh gan, thận hoặc ung thư,…
  • Cơ thể run rẩy: sử dụng doping quá nhiều sẽ bị giảm thể sức lực của cơ bắp, dẫn đến triệu chứng run rẩy và mất ngủ
  • Sốt, tán huyết: doping làm tăng cường oxy trong máu sẽ khiến mạch máu tắc nghẽn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.  Vận động viên sử dụng thường xuyên sẽ bị gan nhiễm khuẩn, tán huyết và ngứa ngáy.

Xem thêm: Uống gì để tăng thể lực tốt nhất?

Phương thức kiểm tra vận động viên có sử dụng doping hay không?

Sau khi bạn đã nắm bắt thông tin kiểm tra doping là gì, tiếp theo hãy tìm hiểu nội dung về phương thức kiểm tra doping nhé: Hiện nay có 2 phương thức kiểm tra bao gồm lưu mẫu máu và xét nghiệm lại.

Phương pháp này chỉ kiểm tra doping đã có trong phòng thí nghiệm, nếu vận động viên sử dụng thuốc này thì phải xét nghiệm lại máu của họ.

Như vậy, qua bài viết này HT Sport đã giúp bạn giải đáp kiểm tra doping là gì. Hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về doping và không lạm dụng doping trong thi đấu thể thao.