Một trong những chấn thương mà cầu thủ bóng đá thường gặp nhất hiện nay chính là chấn thương lưng dưới. Những cú va chạm, tranh chấp bóng trên sân & tập luyện quá độ đều là nguyên nhân phổ biến gây ra tổn thương này cho cầu thủ. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng với HT Sport tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay chi tiết từ a-z nhé!

Mục lục bài viết

Tổng quan về chấn thương lưng dưới trong bóng đá

Hầu hết các cầu thủ bóng đá đều ít nhất một lần gặp phải chấn thương lưng dưới trong suốt quá trình thi đấu & luyện tập của mình. Đây là tình trạng tổn thương bởi những mô mềm tại cột sống như: Dây chằng, mạch máu, gân & cơ xương,… Chấn thương lưng dưới thường mang đến các triệu chứng khó chịu như: Đau âm ỉ, đau dữ dội, nhức mỏi, sưng tấy, phù nền hoặc bầm tím,… gây ảnh hưởng không nhỏ tới phong độ thi đấu & sinh hoạt hàng ngày của cầu thủ.

chấn thương lưng dưới
Chấn thương lưng dưới gây ra sưng đau, khó chịu cho cầu thủ khi thi đấu.

Nguyên nhân gây ra chấn thương lưng dưới

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra chấn thương lưng dưới cho cầu thủ bóng đá, ví dụ như: Tập luyện quá độ, thay đổi tư thế đột ngột, va chạm té ngã khi tranh chấp bóng và một số nguyên nhân khác.

  • Bong gân: Khi va chạm trên sân, nếu không may cầu thủ bị bong gân có thể sẽ ảnh hưởng tới dây chằng. Những cử động như vậy sẽ ảnh hưởng tới cơn co thắt ở cơ lưng dẫn đến chấn thương lưng dưới.
  • Thoái hóa đĩa đệm: Với cường độ tập luyện cao của cầu thủ bóng đá, tình trạng lão hóa địa đệm là điều khó tránh khỏi. Tình trạng này là nguyên nhân chính gây ra chấn thương lưng dưới.
  • Va chạm, tranh chấp bóng: Khi thi đấu nếu cầu thủ xảy ra tranh chấp & va chạm bóng dẫn tới té ngã khả năng cao sẽ ảnh hưởng tới gân, dây chằng hoặc cơ xương dẫn đến chấn thương lưng dưới.
chấn thương lưng dưới
Va chạm trên sân & tập luyện quá độ là nguyên nhân chính gây ra chấn thương lưng dưới.

Phương pháp chữa trị chấn thương lưng dưới hiệu quả

Hầu hết những chấn thương lưng dưới của cầu thủ đều ở mức độ nhẹ, mặc dù tình trạng tổn thương này không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng vẫn cần được chẩn đoán & điều trị từ sớm.

Bởi lẽ khi để quá lâu, các biểu hiện sưng tấy, đau đớn, phù nề có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính & để lại nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Lúc đó việc điều trị sẽ khó khăn và thời gian hồi phục cũng lâu hơn rất nhiều. Dưới đây là một số phương pháp điều trị chấn thương lưng dưới thường được các bác sĩ cho cầu thủ bóng đá, cụ thể gồm:

Chườm lạnh

Phương pháp chườm lạnh tại vị trí tổn thương chấn thương lưng dưới bằng cách bọc đá vào một chiếc khăn ẩm sẽ giảm thiểu những cơn đau, sưng tấy & giảm viêm nhiễm cực kỳ tốt. Cầu thủ có thể thực hiện chườm nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần chườm từ 15 – 20 phút là được.

chấn thương lưng dưới
Chườm lạnh giúp giảm đau & làm chậm quá trình viêm của chấn thương lưng dưới.

Nghỉ ngơi phù hợp

Ngay sau khi được chẩn đoán chấn thương lưng dưới, cầu thủ nên nghỉ ngơi ngay lập tức & hạn chế tối đa những vận động mạnh để cơ thể có thể hồi phục nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó còn hạn chế tổn thương khiến cho tình trạng sưng viêm, sưng tấy, đau nhức thêm nghiêm trọng.

Nẹp hoặc băng bó lưng

Bác sĩ sẽ chỉ định nẹp lưng để cầu thủ tránh vận động mạnh, đảm bảo không ảnh hưởng đến tình trạng tổn thương của chấn thương lưng dưới. Nhờ đó, loại bỏ được các cơn đau một cách tối đa.

Châm cứu

Hiện nay có thể sử dụng châm cứu để điều trị chấn thương lưng dưới, nhằm kích thích các điểm lưu thông mạch máu trên cơ thể. Góp phần giảm đau, làm chậm quá trình viêm sưng, phù nề rất tốt.

Tham khảo thêm:

Sử dụng thuốc

Bên cạnh đó, cầu thủ cần kết hợp sử dụng những loại thuốc đường uống như sau theo đúng liều lượng mà bác sĩ điều trị đã chỉ định để loại bỏ các tình trạng tổn thương được tốt hơn:

chấn thương lưng dưới
Sử dụng thuốc giảm đau trong chấn thương lưng dưới cần có chỉ định từ bác sĩ.
  • Thuốc giãn cơ – Cyclobenzaprine: có tác dụng trong việc giảm bớt độ cứng của khớp, giảm đau đớn, sưng tấy nhanh chóng.
  • Thuốc giảm đau kháng viêm – OTC: Bác sĩ sẽ chỉ định một vài loại giảm đau phổ biến như Aspirin, Naproxen, Ibuprofen & Acetaminophen để điều trị các cơn đau, co giật do sưng dây thần kinh hoặc cơ do chấn thương lưng dưới gây ra.
  • Thuốc giảm đau Opioid: Những cơn đau mãn tính & cấp tính nghiêm trọng của chấn thương lưng dưới thường sử dụng nhiều loại thuốc như Oxycodone, Hydrocodone & Tramadol để loại bỏ cơn đau.

Vật lý trị liệu

Nhắc tới những cách chữa trị chấn thương lưng dưới cho cầu thủ bóng đá chắc chắn không thể thiếu vật lý trị liệu. Bởi lẽ đây là phương pháp điều trị không xâm lấn, không lạm dụng thuốc vừa đảm bảo hiệu quả nhanh chóng vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.

Lời kết

Bài viết trên là những thông tin chi tiết về chấn thương lưng dưới – một trong những tổn thương mà cầu thủ bóng đá thường gặp nhất hiện nay mỗi khi ra sân thi đấu. Mong rằng qua bài viết của HT Sport bạn đọc sẽ phần nào hiểu cho những đánh đổi về sức khỏe mà nhiều cầu thủ luôn phải đối mặt. Các cầu thủ cần chú ý khi tập luyện cần chọn những đồ tập chuyên dụng như giày bóng đá, quần áo bóng đá chuẩn,… để đảm bảo an toàn.