Bóng đá được mệnh danh là “Vua” thể thao tại mọi thời đại. Tuy nhiên đây cũng chính là môn thể có tỷ lệ chấn thương cao nhất, bởi những cú va chạm & tranh chấp bóng trên sân sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của cầu thủ. Trong đó, chấn thương xương cụt là loại tổn thương phổ biến nhất hiện nay. Bạn đọc hãy cùng với HT Sport tìm hiểu chi tiết về chấn thương này tại bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết

Tổng quan về chấn thương xương cụt trong bóng đá

Chấn thương xương cụt trong bóng đá là tình trạng xương cụt bị mất ổn định, dẫn tới viêm các khớp xung quanh. Cơn đau ở xương cụt sẽ chuyển biến từ nhẹ đến dữ dội mỗi khi đứng lên, ngồi xuống hoặc ngả người ra sau. Đặc biệt khi các cầu thủ vận động, tập luyện & thi đấu thì cơn đau lại càng dữ dội hơn.

chan thuong xuong cut 1
Chấn thương xương cụt luôn gây ra đau đớn, khó chịu trong mọi hoạt động hàng ngày.

Nếu cầu thủ không điều trị chấn thương xương cụt kịp thời, tình trạng tổn thương này có thể trở thành mãn tính và để lại những biến chứng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Ví dụ như: Suy giảm chức năng hệ vận động, đau lan xuống hông & chân,…

Nguyên nhân chính gây ra chấn thương xương cụt

Đối với các cầu thủ, những nguyên nhân chính gây ra chấn thương xương cụt hầu hết là do tập luyện quá độ hoặc xảy ra té ngã khi tranh chấp bóng trên sân. Bên cạnh đó, còn một vài lý do khác đã được chúng tôi liệt kê dưới đây:

  • Té ngã, va đập mạnh
  • Thiếu canxi
  • Ngồi quá lâu
  • Thay đổi tư thế ngồi hoặc đứng quá đột ngột
  • Do bệnh lý như: Viêm đường tiết niệu, loãng xương, thoái hóa đốt sống,…
chấn thương xương cụt
Va chạm trên sân là nguyên nhân chính gây ra chấn thương xương cụt.

Tình trạng chấn thương xương cụt luôn gây ra cảm giác đau nhức, sưng tấy & phù nề kéo dài ảnh hưởng không nhỏ tới những sinh hoạt, tập luyện & thi đấu hàng ngày của cầu thủ. Do đó khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, cầu thủ cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán & điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Chẩn đoán về chấn thương xương cụt

Có thể thấy những nguyên nhân gây ra chấn thương xương cụt của các cầu thủ thường khá phong phú. Do đó, nếu cầu thủ không tới bệnh viện thăm khám sớm mà vẫn cố gắng nhịn đau để tập luyện hoặc thi đấu thì tình trạng tổn thương sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Thông thường bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp thăm khám như sau để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra chấn thương xương cụt. Nhờ đó, còn triển khai được phác đồ điều trị tốt nhất cho cầu thủ.

  • Ghi nhận các triệu chứng bệnh mà cầu thủ đang gặp phải
  • Đánh giá mức độ đau & tính chất của cơn đau tại xương cụt
  • Thăm khám bên ngoài xương cụt để xác định chính xác vị trí tổn thương
  • Kiểm tra những dấu hiệu tổn thương như: Sưng tấy, phù nề, nóng đỏ da, viêm sưng,…
  • Thực hiện các xét nghiệm cần thiết như: Chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI & xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,…

Những phương pháp điều trị chấn thương xương cụt tốt nhất

Hiện nay y tế có nhiều phương pháp khác nhau dành cho điều trị chấn thương xương cụt một cách tự nhiên, nhằm giảm thiểu mức độ đau & hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe một cách tốt nhất.

chấn thương xương cụt
Chấn thương xương cụt có nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Sau khi thăm khám & chẩn đoán tình trạng chấn thương của cầu thủ, các y bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp để loại bỏ tổn thương cũng như thúc đẩy nhanh chóng quá trình hồi phục. Dưới đây là những phương pháp điều trị chấn thương xương cụt thường được bác sĩ áp dụng hiện nay:

Sử dụng thuốc

Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của cầu thủ bởi những cơn đau nhức kéo dài, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau & kháng viêm như sau: Acetaminophen, Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, Aspirin,… Hoặc thuốc giãn cơ nhằm giảm thiểu hiện tượng co thắt cơ ở xương cụt như: Mydocalm và Myona,…

Nếu cơn đau của chấn thương xương cụt ảnh hưởng đến dây thần kinh, cầu thủ cần sử dụng thêm những loại kháng sinh như: Codein hoặc Neurontin,… để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đa phần bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kháng sinh đường uống cho cầu thủ.

Tuy nhiên có một vài trường hợp cơn đau quá dữ dội, thuốc kháng sinh đường uống không mang lại hiệu quả như mong muốn thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm tiêm Corticoid ngoài màng cứng.

Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc điều trị chấn thương xương cụt bằng thuốc, bác sĩ còn kết hợp nhiều phương pháp chữa trị vật lý trị liệu như sau để thúc đẩy quá trình hồi phục cho cầu thủ một cách nhanh nhất:

chấn thương xương cụt
Có thể kết hợp vật lý trị liệu để chấn thương xương cụt nhanh hồi phục.
  • Tập bài tập vật lý trị liệu
  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Nhiệt trị liệu
  • Điện trị liệu
  • Châm cứu
  • Điều trị bằng laser
  • Diện chẩn
  • Chiếu đèn hồng ngoại

Phẫu thuật

Không phải trường hợp chấn thương xương cụt nào của cầu thủ cũng phải làm tới phẫu thuật. Phương pháp điều trị này chỉ được áp dụng khi mọi phương án điều trị nội khoa không đạt hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó những tình trạng tổn thương như: Sưng tấy, đau đớn & phù nề vẫn tiếp diễn thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay có 2 hình thức phẫu thuật được áp dụng cho chấn thương xương cụt là mổ hở & mổ nội soi. Tuy nhiên sau khi mổ xong cầu thủ sẽ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi & hồi phục sức khỏe hơn.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về chấn thương xương cụt mà các cầu thủ thường hay gặp phải mỗi khi thi đấu & tập luyện. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết này của HT Sport, bạn đọc sẽ phần nào thông cảm cho các cầu thủ khi nghỉ ngơi quá lâu vì chấn thương. Bởi lẽ những chấn thương này nếu không phục hồi hoàn toàn sẽ để lại nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy trong quá trình tập luyện nên có giày bóng đá cùng các món đồ tập bóng chuyên dụng nhất.