Trong bóng đá, những chấn thương vai là điều khó tránh khỏi bởi những tình huống như té ngã, va chạm trên sân hoặc tập luyện với cường độ quá cao,… Đó đều là nguyên nhân chính khiến cho cầu thủ gặp phải tổn thương vai phổ biến. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng với HT Sport tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay chi tiết từ A-Z!

Mục lục bài viết

Tổng quan thông tin về chấn thương vai

Vai được cấu tạo bởi 3 khúc xương chính, bao gồm: xương đòn, xương vai & đầu trên của xương cánh tay. Bao quanh vai là một nhóm cơ & dây chăng nhằm giữ vững khớp vai và cử động chính xác hơn. Trong bóng đá việc các cầu thủ gặp phải tổn thương khi té ngã, va chạm hoặc tập độ quá độ dẫn đến chấn thương vai là điều khó tránh khỏi.

chấn thương vai
Chấn thương vai gây ra cơn đau đớn, sưng tấy cho cầu thủ.

Tuy nhiên chấn thương này cần được chẩn đoán & điều trị đúng cách để tránh lưu lại biến chứng nguy hiểm như: Cứng khớp, teo cơ,… Gây ảnh hưởng tới phong độ thi đấu cũng như tình trạng sức khỏe của cầu thủ.

Phân loại các chấn thương vai thường gặp trong bóng đá

Để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, các y bác sĩ cần chẩn đoán chính xác tình trạng chấn thương vai cầu thủ gặp phải. Dưới đây là những loại chấn thương thường gặp nhất trong bóng đá, bao gồm:

Trật khớp vai

Đây là chấn thương vai mức độ nhẹ mà các cầu thủ thường gặp nhất hiện nay. Tình trạng này sẽ xảy ra khi va chạm trên sân, cầu thủ bị ngã đập vai xuống nền cứng,… khiến cho chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ chảo của xương bả vai. Biểu hiện của chấn thương này là: Đau dữ dội, sưng đau/bầm tím tại vùng vai có thể lan xuống cánh tay & không thể di chuyển khớp vai như bình thường.

chấn thương vai
Trật khớp vai – 1 loại chấn thương nhẹ nhưng cần được điều trị đúng cách.

Tổn thương khớp vai sụn viền

Tổn thương sụn viền còn chia thành 2 loại nhỏ, bao gồm: tổn thương sụn viền phía trên & tổn thương sụn viền phía trước. Cầu thủ khi mắc phải chấn thương này sẽ cảm thấy những biểu hiện rõ rệt như: Đau ê ẩm, sưng tấy/phù nề, khó vận động, khớp vai phát ra tiếng lạo xạo khi cử động,…

Hội chứng chóp xoay – Rách gân

Tình trạng chấn thương vai Rotator Cuff hay còn gọi là hội chứng chóp xoay hoặc rách gân. Cầu thủ khi gặp phải tổn thương này sẽ cảm thấy đau nhức vai, đặc biệt là vào ban đêm. Khó nằm nghiêng ở bên vai bị đau, vai sẽ yếu dần & không cử động vai linh hoạt được.

Gãy xương đòn

Gãy xương đòn là chấn thương vai nguy hiểm nhất mà các cầu thủ không mong muốn gặp phải. Bởi lẽ khi dính phải tổn thương này thì thời gian hồi phục và chữa trị sẽ mất đến 6 – 8 tháng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới phong độ thi đấu của cầu thủ.

chan thuong vai 3
Gãy xương đòn – tình trạng chấn thương vai nghiêm trọng nhất.

Những phương pháp điều trị chấn thương vai

Hầu hết chấn thương vai thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp khớp, cơ, xương,… của cầu thủ nếu không chẩn đoán chính xác & điều trị kịp thời. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như phong độ thi đấu. Do đó khi gặp phải những triệu chứng bất thường, cầu thủ nên đi khám và chữa trị ngay lập tức.

Đối với chấn thương vai mức độ nhẹ bác sĩ sẽ không chỉ định điều trị bằng phẫu thuật. Bác sĩ chỉ tiến hành phẫu thuật khi chấn thương ở tình trạng trung bình hoặc nặng mà thôi. Cụ thể, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị chấn thương vai được sử dụng hiện nay, như sau:

chấn thương vai
Chấn thương vai có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau.

Điều trị không phẫu thuật

Khi cầu thủ chấn thương vai mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp để giảm thiểu cơn đau, sưng tấy, phù nề & thúc đẩy quá trình hồi phục được tốt nhất:

  • Chườm đá: Đây là cách chữa trị giúp giảm đau & sưng tấy cực kỳ hiệu quả. Trong vòng 1 – 3 ngày đầu khi gặp phải chấn thương vai, cầu thủ cần bọc đá trong một chiếc khăn ẩm để chườm lên vùng bị tổn thương. Mỗi lần chườm từ 20 – 30 phút, mỗi ngày chườm từ 8 – 10 lần. Đồng thời, bác sĩ có thể sử dụng nẹp cố định vùng vai để hạn chế tổn thương không bị tác động mạnh.
  • Tiêm: Nếu cầu thủ vẫn cảm thấy đau đơn dù đã chườm lạnh, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm Steroid vào khớp vai nhằm giảm đau. Tuy nhiên khi tiêm cần có sự quan sát & chỉ định của bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp & tránh những tác dụng phụ nguy hiểm như: Yếu gân, dễ đứt gân, dễ nhiễm trùng,…
  • Vật lý trị liệu: Chuyên gia vật lý sẽ thiết kế những bài tập phù hợp để phục hồi sức mạnh & tính linh hoạt cho khớp vai của cầu thủ. Nhờ đó chấn thương vai sẽ giảm thiểu tình trạng đau nhức, sưng tấy & cứng khớp một cách tối ưu.

Điều trị phẫu thuật

Khi tình trạng tổn thương vai của cầu thủ quá nặng, bác sĩ sẽ đề xuất điều trị bằng phẫu thuật để khắc phục những cơn đau, sưng tấy nghiêm trọng của chấn thương vai.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về chấn thương vai – một trong những tổn thương mà các cầu thủ thường gặp nhất hiện nay. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết của HT Sport, bạn sẽ phần nào thông cảm hơn về thời gian nghỉ dưỡng, vắng mặt quá lâu của cầu thủ yêu thích khi dính phải chấn thương này!