Chấn thương xương bánh chè hiện đang là một trong những loại chấn thương khá phổ biến thường xảy ra khi bệnh nhân bị ngã gập gối xuống đất. Chấn thương này thường khiến cho khớp gối sưng to, đau nhói và không thể tự co duỗi được. Ngoài ra, khi bệnh nhân ấn vào sẽ có cảm giác đau và khi khám sẽ thấy dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè. Để tìm hiểu chi tiết hơn về chấn thương này, hãy cùng HT Sport đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết

Chấn thương xương bánh chè được biết đến là gì?

Xương bánh chè được biết đến khi giữ chức năng chính trong hệ thống duỗi gối nên thường rất dễ bị tổn thương, nứt vỡ do tai nạn, lao động hay trong quá trình tập luyện, thi đấu của các cầu thủ. Chính vì thế, chấn thương xương bánh chè là một loại chấn thương khá phổ biến xảy ra do bệnh nhân ngã gập gối xuống đất. Trường hợp này sẽ khiến cho đầu gối bị sưng to, đau nhói và còn không thể tự co duỗi được.

chan thuong xuong banh che 1
Chấn thương xương bánh chè là loại chấn thương khá phổ biến hiện nay

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng chấn thương xương bánh chè

Xương bánh chè thường có hình tam giác hơi tròn và là xương vùng lớn nhất trên cơ thể. Ngoài ra, xương bánh chè còn phát triển từ mầm sụn và cốt hóa khi trẻ ở độ tuổi 4 – 6 tuổi. Xương bánh chè góp phần quan trọng trong chức năng khớp gối nên khi xảy ra chấn thương gây lên rất nhiều bất tiện cho người bệnh.

Chấn thương xương bánh chè
Chấn thương xương bánh chè với nhiều nguyên nhân khác nhau

Những chức năng chủ yếu của xương bánh chè mà bạn nên biết

Xương bánh chè được biết đến khi sở hữu rất nhiều chức năng khác nhau cho cơ thể như:

  • Xương bánh chè giúp điều chỉnh chiều dài, lực và hướng của gân bánh chè cũng như gân cơ tứ đầu đùi mỗi vị trí cánh tay đòn khác nhau từ độ gấp gối khác nhau.
  • Xương bánh chè thường nằm giữa gân cơ tứ đầu và lồi cầu của xương đùi nên giúp bảo vệ gân tứ đầu giảm ma sát.
  • Xương bánh chè còn giúp giảm lực ép của cơ tứ đầu lên xương đùi bằng cách phân tán lực đều đến xương bên dưới.

Một vài nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấn thương xương bánh chè

Tình trạng chấn thương xương bánh chè thường chiếm tỉ lệ khoảng 2 – 4% và có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như:

  • Chấn thương xương bánh chè do bị vật cứng đập trực tiếp hay ngã đập xương bánh chè xuống nền cứng.
  • Chấn thương xương bánh chè do đột ngột co gấp cẳng chân dẫn tới cơ tứ đầu đùi bị co gập mạnh, xương bánh chè bị kéo và ép mạnh lên lồi cầu xương đùi.

Cách chẩn đoán chấn thương xương bánh chè bằng những phương pháp y tế

Quá trình chẩn đoán chấn thương xương bánh chè nắm vai trò rất quan trọng khi điều trị bệnh và còn để tránh xảy ra các biến chứng cho người bệnh. Cụ thể như sau:

Chấn thương xương bánh chè
Cách chẩn đoán chấn thương xương bánh chè cực chuẩn xác và hiệu quả
  • Chẩn đoán qua chụp X quang thường quy khớp gối thẳng nghiêng nhưng lại rất khó thực hiện do người bệnh bị đau nên việc gấp gối rất khó khăn.
  • Chẩn đoán qua chụp phim cắt lớp vi tính hay cộng hưởng từ sở hữu giá trị tiêu chuẩn khi có thể chẩn đoán xác định tổn thương và loại trừ các tổn thương trong khớp khác khi có tràn dịch khớp gối.

Tham khảo thêm:

Những bệnh nhân bị chấn thương xương bánh chè có đi lại được hay không?

Hiện tại, các chấn thương ở xương bánh chè thường ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và đi lại của người bệnh. Chính vì thế, họ cần phải nằm bất động để chờ đợi thời gian phục hồi và áp dụng các bài tập vật lý trị liệu đi kèm. Vậy nên thắc mắc “Những bệnh nhân bị chấn thương này có đi lại được hay không?” có thể giải đáp qua hai trường hợp như sau:

Chấn thương xương bánh chè
Bệnh nhân bị chấn thương xương bánh chè thường ảnh hưởng tới khả năng đi lại

Đối với bệnh nhân bị chấn thương xương bánh chè bó bột

Người bệnh khi bị chấn thương ở xương bánh chè bó bột cần phải bất động khớp gối và cần tập co cơ tĩnh trang nẹp hay bột đặc biệt gọi là cơ tứ đầu đùi. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp tập chủ động cùng các khớp tự do như háng hay ổ chân để tăng cường tuần hoàn. Sau khi bột đã khô, người bệnh cần phải đứng dậy và bắt đầu tập đi lại với nạng.

Đối với bệnh nhân bị chấn thương xương bánh chè phẫu thuật

Người bệnh khi bị chấn thương ở xương bánh chè phẫu thuật thì ngay từ ngày thứ nhất đến 15 ngày cần phải duỗi tối đa gối và gấp khớp gối với 90 độ kết hợp với chườm lạnh khớp gối. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đi lại được bằng nạng cho đến khi có thể kiểm soát được cơ đùi.

Lời kết

Chấn thương xương bánh chè hiện đang là một trong những loại chấn thương phổ biến nhất của nhiều cầu thủ cũng như những vận động viên tập luyện thể thao. Loại chấn thương này xảy ra khi bệnh nhân bị ngã gập đầu gối xuống đất hay va chạm khi thi đấu, tập luyện. Khi thi đấu hay khi tập luyện, để tránh chấn thương, các cầu thủ sẽ được đảm bảo sử dụng đúng các đồ chuyên dụng như giày bóng đá chính hãng hoặc quần áo bóng đá chuẩn. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc về chấn thương này, có thể theo dõi ngay HT Sport để được tìm hiểu và được giải đáp chi tiết hơn nhé!