Tình trạng chấn thương của cầu thủ khi thi đấu bóng đá đã không còn quá xa lạ, trong đó chấn thương sụn chêm là tình trạng tổn thương thường gặp nhất hiện nay. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng với HT Sport tham khảo bài viết sau đây để phần nào hiểu rõ hơn về khó khăn mà các cầu thủ đang phải đối mặt!
Mục lục bài viết
Tổng quan về chấn thương sụn chêm trong bóng đá
Sụn chêm là một trong những cấu tạo quan trọng nhất của khớp gối. Mỗi đầu gối sẽ có 2 miếng sụn chêm, bao gồm: sụn trong & sụn ngoài. Khi sụn chêm gặp phải tác động lớn, khiến chúng bị rách sẽ gây ra đau đớn, sưng tấy, cứng khớp & phù nề ảnh hưởng không nhỏ tới phong độ thi đấu của cầu thủ.
Nguyên nhân chính gây ra chấn thương sụn chêm trong bóng đá
Hầu hết nguyên nhân chính gây gây ra chấn thương sụn chêm cho cầu thủ bóng đá chính là những tình huống tranh chấp bóng, xảy ra va chạm trên sân hoặc tập luyện với cường độ cao. Các tư thế thay đổi đột ngột với tác động mạnh khi thi đấu đã khiến cho sụn chêm bị vặn xoắn gây ra chấn thương.
Biểu hiện thường gặp của chấn thương sụn chêm
Khi cầu thủ dính phải chấn thương sụn chêm, hầu hết vẫn có thể đi lại bình thường thậm chí vẫn thi đấu & tập luyện bình thường. Tuy nhiên cơn đau đớn & những triệu chứng khác sẽ bắt đầu xuất hiện sau đó từ 2 – 3 ngày. Lúc này đầu gối dần dần sưng to, cử động khó khăn & đầu gối dần dần mất đi khả năng di chuyển linh hoạt.
- Nghe thấy tiếng lạo xạo, lục cục khi cử động đầu gối
- Đầu gối sưng tấy, đau đớn
- Khớp gối kẹt cứng
- Đi lại & di chuyển cảm thấy khó khăn
- Không co duỗi được khớp gối
Tuy nhiên các triệu chứng của chấn thương sụn chêm có thể diễn biến nặng nhẹ khác nhau tùy vào mức độ tổn thương cũng như thể chất sức khỏe của mỗi người. Với vết rách sụn chêm nhỏ, hầu hết cầu thủ chỉ cảm giác đau nhẹ & hơi sưng khớp gối. Tình trạng này sẽ kéo dài trong vòng 2 – 3 tuần.
Đối với vết rách trung bình, tình trạng đau đớn – sưng đau sẽ xuất hiện trước. Dần dần dẫn tới biểu hiện cứng khớp gối, khó vận động & tập luyện. Những triệu chứng này sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng nếu không điều trị và can thiệp kịp thời.
Nếu vết rách sụn chêm quá lớn, khả năng cao sẽ ảnh hưởng tới cả khe khớp gối điều này dẫn tới triệu chứng kẹt khớp/khóa khớp khiến cho cầu thủ không thể duỗi thẳng khớp gối được. Những cơn đau dữ đội, sưng tấy & phù nề có thể tiến triển thành viêm nếu không điều trị ngay.
Những phương pháp điều trị chấn thương sụn chêm
Để điều trị chấn thương sụn chêm, các y bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố như: Nguyên nhân đau, hình thái, vị trí cùng kích thước rách của sụn & thể lực của cầu thủ để đưa ra phác đồ chữa trị hiệu quả nhất. Cụ thể có 2 phương pháp điều trị chính, bao gồm: điều trị không phẫu thuật & phẫu thuật.
Điều trị không phẫu thuật
Đối với những tổn thương nhẹ như sụn chêm rách khoảng 1/3 & cầu thủ không cảm thấy đau đớn quá nhiều. Đầu gối còn cử động được linh hoạt thì bác sĩ sẽ áp dụng những cách điều trị như: Chườm đá lạnh, nẹp & băng cố định khớp gối, nghỉ ngơi điều độ, hạn chế vận động mạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không Steroid.
Điều trị phẫu thuật
Trong tình huống các cầu thủ bóng đá gặp phải chấn thương sụn chêm nặng, những biểu hiện đau đớn, sưng tấy & phù nề kéo dài thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách phẫu thuật. Điều này góp phần hạn chế các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới phong độ thi đấu cũng như tình trạng sức khỏe của cầu thủ một cách tối đa. Dưới đây là những phương pháp phẫu thuật sụn chêm thường được áp dụng nhất:
- Khâu sụn chêm nội soi: Được chỉ định phương pháp này khi vị trí rách sụn chêm ở dưới vùng giàu mạch máu – nơi tiếp giáp với bao khớp. Kích thước rách dài khoảng 2cm & không rách lâu quá 8 tuần.
- Cắt một phần sụn chêm: Phẫu thuật nội soi cắt bỏ 1 phần sụn chêm bị tổn thương.
- Cắt toàn bộ sụn chêm: Phương pháp mổ nội soi này hầu như ít dùng bởi bác sĩ sẽ cắt hoàn toàn sụn chêm cho đến tận bao khớp của đầu gối.
Sau khi phẫu thuật, các cầu thủ sẽ được cố định khớp gối sụn chêm bằng nẹp ít nhất 3 tuần hoặc lâu hơn để tránh tổn thương tới vết mổ một cách tối đa. Trong quá trình này, các chuyên gia vật lý sẽ áp dụng phương pháp tập nhẹ nhàng để phục hồi biên độ khớp cho cầu thủ. Đồng thời hạn chế để lại biến chứng teo cơ, cứng khớp gây ảnh hưởng tới phong độ thi đấu.
Tham khảo thêm:
Lời kết
Mong rằng sau khi tham khảo bài viết trên của HT Sport, bạn đọc sẽ phần nào hiểu rõ hơn về chấn thương sụn chêm – tình trạng tổn thương mà các cầu thủ thường xuyên gặp phải trong suốt quá trình thi đấu & tập luyện mỗi ngày!
- Địa chỉ: 42 Nguyễn Hữu Tiến phường Tây Thạnh quận Tân Phú
- Hotline: 0707 227 793
- Email: htsportdotvn@gmail.com
- Website: https://htsport.vn
- Lazada: https://www.lazada.vn/shop/htsportvn1629975118
- Shopee: https://shopee.vn/htsport.vn