Trong vài năm trở lại gần đây nhu cầu thi công xây dựng công trình thể thao ngày càng tăng cao. Đặc biệt là ở các khu dân cư, trường học, khu công nghiệp hoặc các trung tâm thể thao. Theo đó việc hiểu rõ và nắm bắt được tiêu chuẩn xây dựng công trình thể thao đóng vai trò quan trọng. Để giúp bạn hiểu rõ và khám phá thêm về tiêu chuẩn này hãy cùng theo dõi bài viết sau.
Tìm hiểu TCVN 4529:2013 – tiêu chuẩn diện tích thi công công trình thể thao
Việc hiểu rõ TCVN 4529:2013 sẽ giúp bạn nắm chắc được tiêu chuẩn về xây dựng công trình thể thao đảm bảo được an toàn và chất lượng khi đưa vào sử dụng. Theo đó chúng ta có thể khám phá về các tiêu chuẩn đối với từng công trình thể thao cụ thể như:

Khi thực hiện thi công công trình thể thao thì việc tuân thủ về các tiêu chuẩn quốc tế như IFT, FIFA, BWF chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho chất lượng sân. Theo đó việc tuân thủ về những tiêu chuẩn này không chỉ giúp tổ chức các giải đấu đạt chuẩn mà còn đảm bảo được an toàn cũng như trải nghiệm tốt đến với vận động viên.
- Tiêu chuẩn kích thước của sân quần vợt
- Chiều dài sân là 23.77 mét
- Chiều rộng sân khi đánh đơn là 8.23 mét và đánh đôi là 10.97 mét.
- Khoảng cách tối thiểu từ đường biên dọc cho đến vật cản là 3.66 mét
- Khoảng cách tối thiểu từ đường biên ngang đến vật cản là 6.4 mét
- Tiêu chuẩn kích thước sân bóng đá
- Liên đoàn bóng đá quốc tế đã đưa ra tiêu chuẩn kích thước của sân bóng đá với chiều dài sân từ 100 – 110 mét và chiều rộng của sân từ 64 – 75 mét.
- Tiêu chuẩn về kích thước sân cầu lông
- Theo liên đoàn cầu lông thế giới có quy định về kích thước sân cầu lông về chiều dài sân là 13.4 mét và chiều rộng sân khi đánh đơn là 5.18 mét và đánh đôi là 6.1 mét.
Đọc thêm: TCVN 4260:2012 – tiêu chuẩn thiết kế tất cả các loại bể bơi
Tiêu chuẩn về các thông số kỹ thuật khi thi công công trình thể thao
TCVN 4529:2013 có quy định về tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật khi thi công công trình thể thao. Nhằm đảm bảo sự an toàn cho người chơi, độ nhám, độ đàn hồi của bề mặt sân cũng cần đảm bảo yêu cầu. Điều này sẽ làm giảm thiểu rủi ro chấn thương và tăng thêm tính ổn định cho trận đấu. Bên cạnh đó còn có khả năng thoát nước của sân đóng vai trò quan trọng để hạn chế tình trạng ngập úng trong mùa mưa và làm giảm tuổi thọ của bề mặt sân.
- TCVN 4529:2013 tiêu chuẩn về độ đàn hồi của bề mặt sẽ quyết định đến cảm giác của người chơi khi tiếp xúc với bề mặt sân. Đặc biệt là với các môn thể thao như bóng đá, quần vợt, cầu lông đều cần đến độ đàn hồi để giảm chấn thương khi va chạm và tạo sự thoải mái khi di chuyển.
- Tiêu chuẩn về độ nhám của bề mặt sân sẽ ảnh hưởng đến độ bám của giày và khả năng di chuyển. Trong trường hợp sân quá trơn người chơi dễ bị trượt và gây ra chấn thương. Ngược lại khi sân quá nhám cũng sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn trong việc di chuyển.
- Khả năng thoát nước chính là yếu tố quan trọng trong việc duy trì về mặt sân thi đấu luôn an toàn, khô ráo. Sân thể thao cần phải có hệ thống thoát nước hiệu quả để hạn chế tình trạng ngập nước và làm giảm chất lượng thi đấu.

TCVN 4529:2013 – tiêu chuẩn chiếu sáng thi công sân thể thao
Ánh sáng chính là yếu tố không thể thiếu đối với sân thể thao. Đặc biệt là sân thể thao ngoài trời như bóng đá, quần vợt, tennis,….Mục tiêu của ánh sáng sẽ là đảm bảo được đủ độ sáng cho người chơi nhìn rõ sân, bóng, đối thủ. Đặc biệt là không gây chói mắt hay tạo bóng tối gây ảnh hưởng đến quá trình thi đấu. Theo đó TCVN 4529:2013 độ sáng tiêu chuẩn đối với sân thể thao là:
- Sân bóng đá: Theo tiêu chuẩn của FIFA độ sáng lý tưởng cho sân bóng đá thi đấu ban đêm là 2000 – 2500 lux ở những khu vực trọng tâm. Trong đó khoảng 1500 lux dành cho các khu vực còn lại.
- Sân quần vợt: Tiêu chuẩn ánh sáng cho sân quần vợt khi thi đấu ban đêm có yêu cầu độ sáng từ 800 – 1200 lux. Điều này sẽ giúp cho người chơi quan sát dễ dàng hơn trong những trường hợp bóng nảy và thay đổi hướng di chuyển nhanh chóng.
- Sân cầu lông: TCVN 4529:2013 ánh sáng tiêu chuẩn của sân cầu lông là độ sáng cần đạt được là 750 lux dành cho không gian thi đấu.

TCVN 4529:2013 – tiêu chuẩn về âm thanh cho sân thể thao
TCVN 4529:2013 tiêu chuẩn về âm thanh cho sân thể thao không chỉ dùng để thông báo kết quả mà còn tạo ra không khí thi đấu sôi động cho các trận đấu. Âm thanh có thể đến từ loa phát thanh, hệ thống âm thanh của những trận đấu hoặc âm thanh của cổ động viên. Do đó mà việc lắp đặt hệ thống âm thanh sẽ cần phải đạt được tiêu chuẩn nhất định để trận đấu không bị gián đoạn.

- Âm thanh ở sân bóng đá lớn phải đủ lớn để truyền tải thông tin đến khán giả mà không gây ô nhiễm tiếng ồn hay làm phiền đến các khu vực xung quanh.
- Âm thanh ở các sân thi đấu nhỏ hơn thì âm thanh cần phải rõ ràng. Tuy nhiên không được quá lớn để tránh ảnh hưởng đến sự tập trung của người chơi. Hệ thống âm thanh phải đảm bảo phát các thông báo, nhạc nền và lời bình luận rõ ràng.
Đọc thêm: Tìm hiểu tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4205:2012
Kết Luận
Như vậy nội dung bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về tiêu chuẩn TCVN 4529:2013. Việc hiểu rõ được tiêu chuẩn này không chỉ giúp bạn xây dựng công trình thể thao chất lượng mà còn đảm bảo được chất lượng thi đấu. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn khi thi công này.